Tai nạn lao động và những đau buồn dai dẳng  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tai nạn lao động là không ai mong muốn, song một lần nữa đặt ra câu hỏi lớn về an toàn thi công và trách nhiệm quản lý công trình của cả ba bên: chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), mỗi năm, thế giới có gần 3 triệu người mất vì tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc do các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, chưa kể có hàng trăm triệu người đổ bệnh vì làm việc hay do các chấn thương nghề nghiệp.

Tại VN, thống kê của Bộ LĐ-TB-XH trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy toàn quốc xảy ra 3.908 vụ TNLĐ làm 4.001 người bị nạn (gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), trong đó 380 người chết và 807 người bị thương nặng.

Đáng chú ý, các TNLĐ chết người chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp khu dân cư. Điều đó có nghĩa TNLĐ không chỉ là nguy cơ đối với người trực tiếp sản xuất mà còn là cư dân sinh sống gần đó. Bên cạnh đó, còn có nhiều tai nạn thương tâm của trẻ em tại các công trình, như vụ 2 em bé tử vong, 1 em bị thương do bị điện giật tại công trình xây dựng đường Vành Đai 2 ở Q.Thủ Đức cũ (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) năm 2019...

Thiệt hại vật chất, những mất mát về người luôn gây ra nỗi buồn đau dai dẳng cho người thân. TNLĐ là không ai mong muốn, song một lần nữa đặt ra câu hỏi lớn về an toàn thi công và trách nhiệm quản lý công trình của cả ba bên: chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.

Siết chặt, chấn chỉnh hoạt động tại các công trình là điều cần làm ngay đối với cơ quan quản lý nhà nước. Việc xây dựng văn hóa an toàn và sức khỏe lao động hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua các hoạt động đối thoại. Khi người lao động đối thoại, chia sẻ những ý kiến của mình về an toàn lao động, tức đã tham gia thúc đẩy an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc thì rủi ro TNLĐ luôn giảm rõ rệt.

Nhưng điều quan trọng là các bên tham gia lao động cần ghi nhớ rằng TNLĐ là luôn luôn hiện hữu, có thể ảnh hưởng cư dân, trẻ nhỏ chứ không chỉ là nhân công.

Theo Phạm Thu Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.