Sức mua lẫn giá cả vẫn chưa "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau Tết, sức mua lẫn giá cả một số mặt hàng và dịch vụ vẫn cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm, hoa quả, dịch vụ ăn uống…

   Lượng khách mua sắm tại siêu thị sau Tết vẫn rất đông. Ảnh: Thanh Nhật
Lượng khách mua sắm tại siêu thị sau Tết vẫn rất đông. Ảnh: Thanh Nhật

Theo ông Bùi Quốc Bình-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku, đơn vị mở cửa bán hàng từ mùng 4 Tết (tức ngày 11-2-2016). Lượng khách mua sắm tại siêu thị sau Tết vẫn rất đông, doanh thu tăng khoảng 10-15% so với năm ngoái.

Còn theo ông Huỳnh Văn Phong-đại diện Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai, công ty bắt đầu hoạt động lại từ ngày 15-2 (mùng 8 Tết). Chỉ trong ngày đầu, doanh số bán hàng của đơn vị đạt trên 4 tỷ đồng.

Tại Trung tâm Thương mại Pleiku và các chợ nhỏ lẻ ở các phường, nhiều tiểu thương đã bán hàng từ mùng 2 Tết, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống và hoa quả. Chị Nguyễn Thị Thảo-một tiểu thương kinh doanh trái cây tại chợ Nhỏ (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cho hay: Giá cả một số mặt hàng tuy có giảm hơn so với ngày 28, 29 tháng Chạp và mùng 2 Tết nhưng vẫn cao hơn ngày thường. Chẳng hạn, cam sành vẫn ở mức giá 45.000-50.000 đồng/kg, quýt Sài Gòn 45.000 đồng/kg, hoa lay ơn 50.000 đồng/bó, hoa cúc 15.000 đồng/bó… Đáng nói là các mặt hàng thực phẩm tươi sống giá cả hiện vẫn cao hơn so với ngày thường, giá thịt bò 280.000-290.000 đồng/kg (cao hơn 10.000-20.000 đồng/kg so với ngày thường), tôm tươi 200.000 đồng/kg, các loại thịt cũng tăng bình quân khoảng 10.000 đồng/kg như sườn heo có giá 100.000 đồng/kg, ba chỉ 80.000 đồng/kg… Các loại rau củ cũng tăng 2.000-3.000 đồng/bó so với ngày thường. Nếu ngày thường một bó lá giang giá bán chỉ 3.000 đồng thì hiện tăng lên 5.000 đồng/bó, rau ngót tăng lên 6.000 đồng/bó, cà chua 20.000 đồng/kg, bầu 15.000 đồng/kg…

Theo đó, các quán ăn, quán cà phê cũng được dịp tăng giá với lý do giá nguyên liệu tăng hay tiền công cao… Tại TP. Pleiku, hầu hết các quán bún, phở đều tăng bình quân 5.000 đồng/tô. Tương tự, nhiều quán cà phê cũng tính phụ thu thêm ngày Tết, thậm chí có quán phụ thu lên đến 30% trên mỗi hóa đơn.

Trong khi đó, một số quán vẫn giữ giá cũ hoặc chỉ tăng nhẹ như quán phở Nhân (đường Hùng Vương, TP. Pleiku) vẫn bán 20.000 đồng/tô. Còn chủ quán cà phê Classic trên đường Phan Đình Phùng (TP. Pleiku) thì lý giải: Giá nguyên liệu, trái cây tăng khá cao, thậm chí có mặt hàng tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường như giá chanh Sài Gòn ngày thường chỉ 18.000 đồng/kg, ngày Tết tăng lên 50.000 đồng/kg, hơn nữa việc tuyển nhân viên làm Tết cũng khó, dù tăng lương gấp 3 lần mà vẫn không có người làm. Vậy nhưng, quán không dám tính phụ thu nhiều mà chỉ tăng giá lên 15% để bù chi phí. Đó là chưa kể chi phí trang trí quán ngày Tết cũng rất tốn kém nhưng mình làm dịch vụ nên giữ khách là khâu quan trọng nhất.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.