(GLO)- Trước đề nghị chuyển đổi nội dung sử dụng nguồn tài trợ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã có Công văn phản hồi với nội dung chấp thuận.
Thực hiện phát động của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu tháng 3/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận 36,3 tỷ đồng để mua hơn 14.000 máy tính bảng cho 14.000 học sinh nghèo. Trong đó, kinh phí cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo là 35 tỷ đồng, địa phương huy động 1,3 tỷ đồng.
(GLO)- Từ đầu tháng 3-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận hơn 36,3 tỷ đồng từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em“. Tuy nhiên, đến thời điểm này, do những vướng mắc trong triển khai thực hiện nên nguồn kinh phí này vẫn “đóng băng“ chưa giải ngân được.
(GLO)- Ngày 12-12, ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku-cho biết: Tính đến nay, Ban vận động Chương trình “Sóng và máy tính cho em“ của thành phố đã hoàn thành việc cấp phát hỗ trợ mua sắm trang-thiết bị học trực tuyến cho học sinh khó khăn trên địa bàn với tổng giá trị quy ra tiền mặt hơn 5,1 tỷ đồng.
(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em“, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt-Chi nhánh Gia Lai đã hỗ trợ 100 triệu đồng để mua trang-thiết bị học tập trao tặng 2 trường học trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Ngày 9-12, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 5341/VP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em“.
(GLO)- Chiều 26-11, tại Báo Gia Lai, Khối thi đua số 1 Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động thi đua năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022.
(GLO)- Gần 1 tháng qua, TP. Pleiku đã đẩy mạnh triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em“ trên địa bàn. Nhờ đó, hàng ngàn học sinh khó khăn đã có điều kiện tiếp cận với việc học tập trực tuyến.
(GLO)- Sáng 22-11, Công ty Điện lực Gia Lai tổ chức trao tặng 30 máy tính bảng (trị giá 5,5 triệu đồng/máy) cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Krông Pa.
(GLO)- Chiều 15-11, ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai cho biết: Tính đến nay, Ban vận động Chương trình “Sóng và máy tính cho em“ đã tiếp nhận nhiều nguồn đóng góp từ các sở, ngành, đơn vị.
Tỉnh Lâm Đồng trích 2 tỉ đồng từ Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em“, giúp học sinh hoàn cảnh khó khăn học trực tuyến.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
(GLO)- Với tinh thần “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học“, chương trình “Sóng và máy tính cho em“ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp phát động trên cả nước nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây là chương trình hết sức thiết thực dành cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch.
Sẽ cần khoảng 6.150 tỉ đồng để đảm bảo việc phủ sóng di động và trang thiết bị cho những em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong vùng dịch với một quyết tâm: Ngừng đến trường nhưng không ngừng học.
(GLO)- Sau gần 2 năm cả nước vất vả với dịch Covid-19, việc dạy và học online đã trở thành câu chuyện bình thường. Đó không còn là giải pháp tạm thời nữa mà là câu chuyện thích ứng trong điều kiện dịch bệnh, để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đối với nhu cầu học tập và phát triển bình thường của học sinh, sinh viên. Ngoài gia đình và nhà trường, các em rất cần sự chung tay của toàn xã hội, nhất là khi cả nước có hàng triệu học sinh, sinh viên khó khăn.
Thủ tướng nhấn mạnh chương trình “Sóng và máy tính cho em“ là giải pháp tình thế, nhưng phù hợp. Do đây là phương thức mới nên đòi hỏi thầy cô phải điều chỉnh nội dung, khối lượng để học sinh tiếp thu tốt nhất.