"Sơn nữ" giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Băng rừng, vượt núi  tuần tra truy quét lâm tặc, bảo vệ rừng vốn là công việc dành cho phái mạnh. Thế nhưng, tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Gia Lai), ngày ngày vẫn có 2 “bóng hồng” âm thầm góp sức giữ màu xanh giữa mênh mông đại ngàn.



“Bóng hồng” giữa rừng sâu

Một ngày cuối năm, tôi gặp chị Phạm Thị Thu Hiền (35 tuổi) dưới tán rừng khi chị vừa kết thúc đợt tuần tra kéo dài 3 ngày. Tôi ngỡ ngàng khi biết, những chuyến công tác như vậy là công việc thường xuyên của nữ kiểm lâm viên có vóc người nhỏ nhắn này. “Đây là thời điểm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đẹp nhất trong năm. Khoảng thời gian sau Tết, những cây chò xót nở hoa trắng xóa một vạt rừng rất đẹp. Càng đi càng thấy yêu cánh rừng này vô cùng”-chị Hiền chia sẻ với niềm hân hoan khó tả.

Chị Phạm Thị Thu Hiền. Ảnh: K.N
Chị Phạm Thị Thu Hiền. Ảnh: K.N



Lớn lên ở xã Đak Hlơ (huyện Kbang), sau khi tốt nghiệp THPT, dù được gia đình định hướng nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chị Hiền vẫn quyết tâm theo học tại Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chính chị cũng không hiểu vì sao mình lại yêu màu áo xanh của kiểm lâm viên và những cánh rừng đến vậy. Ra trường năm 2008, chị Hiền xin về công tác tại văn phòng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. 8 năm sau, chị được chuyển sang đội cơ động, cùng các nam đồng nghiệp phối hợp chặt chẽ với 9 trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia và nhiều lực lượng chức năng khác ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng.

Khác với chị Hiền, chị Vil (27 tuổi) sinh ra và lớn lên ngay tại làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), ngôi làng được cánh rừng Kon Ka Kinh rộng lớn bao bọc. Ngày còn nhỏ, chị vẫn theo cha vào rừng hái rau, lấy củi. Gắn bó đến vậy nên chị Vil yêu rừng tha thiết. Sau khi được nhận vào làm công tác văn thư tại Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, chị Vil tiếp tục theo học tại Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên và chính thức nhận nhiệm vụ tuần tra rừng từ năm 2013. Nhiệm vụ của chị là tham gia tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng tại 3 tiểu khu: 433, 435, 436 của Trạm Kiểm lâm số 1. Mỗi chuyến đi rừng của chị thường kéo dài 2-3 ngày. Chị Vil tâm sự: “Là phụ nữ thường khó có thể thực hiện các chuyến công tác một mình trong rừng. Vì vậy, mình thường phối hợp với các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trong tuần tra, kiểm soát. Nhờ đó mà mình đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm đi rừng cũng như hiểu thêm về cuộc sống người dân”.

Chị Vil trên đường tuần tra. Ảnh: K.N
Chị Vil trên đường tuần tra. Ảnh: K.N



Trọn tình yêu với rừng 

Các nhân viên Trạm Kiểm lâm số 3 thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã quá quen thuộc với sự có mặt của chị Hiền trong các đợt phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Hàng năm, chị có 4-5 đợt phối hợp cùng đơn vị này thực hiện tuần tra rừng, mỗi đợt thường kéo dài 3-4 ngày. Nhiệt huyết trong công việc của chị Hiền khiến nhiều đồng nghiệp nể phục. Anh Phan Tấn Hòa-Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm số 3-bày tỏ: “Ai cũng bất ngờ trước sức khỏe cũng như sự hăng hái của chị Hiền trong các chuyến công tác xuyên rừng. Mặc dù đường tuần tra hiểm trở nhưng chị chưa bao giờ bỏ cuộc, cũng không hề than vãn. Với sự mềm mỏng, khéo léo, chị đã giúp việc tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao hơn, từ đó người dân cam kết không phá rừng, đốt rừng làm rẫy”.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Vil cho hay, các nữ kiểm lâm viên “ngán” nhất khi phải đi rừng mùa mưa. Địa hình chia cắt, núi cao, vực sâu, mưa gió càng khiến việc tuần tra thêm nguy hiểm. Mỗi khi trời mưa, nhiệt độ trong rừng xuống thấp, trời tối nhanh hơn và muỗi, vắt cũng nhiều hơn so với ngày thường. Đây cũng là thời điểm các đối tượng phá rừng thường lợi dụng để đốn hạ gỗ quý. Không ít lần nữ kiểm lâm viên này chạm mặt lâm tặc trong lúc đi tuần. Không nao núng, chị lập tức báo cho Trạm trưởng để cử thêm lực lượng đến hỗ trợ khống chế kẻ vi phạm. Các gia đình nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thường xuyên đi tuần tra cùng chị Vil cũng không khỏi cảm phục trước ý chí và sự mạnh mẽ của “sơn nữ” này. Anh Klanh (làng Đê Kjiêng) cho hay: “Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng chị Vil rất trách nhiệm, chưa khi nào bê trễ công việc. Chị là tấm gương để người dân chúng tôi noi theo và góp sức giữ rừng tốt hơn”.

Phút nghỉ ngơi giữa rừng sâu của các kiểm lâm viên. Ảnh: K.N
Phút nghỉ ngơi giữa rừng sâu của các kiểm lâm viên. Ảnh: K.N



Đáng chú ý là câu chuyện của chị Hiền. Chị kể: Khi về công tác tại Hạt Kiểm lâm được 1 năm, chị lập gia đình cùng anh Huỳnh Ngọc Thành (cũng là kiểm lâm viên trong đơn vị). Khi đứa con đầu vừa tròn 3 tuổi, anh Thành không may bị tai nạn xe máy và qua đời trên đường đi tuần. “Chồng mất, gia đình hai bên đều nhất mực khuyên tôi chọn công việc khác gần nhà, nhàn hạ và ít nguy hiểm hơn dù lúc ấy tôi vẫn còn làm công tác văn phòng, chưa phải đi rừng. Nhưng những cánh rừng cứ níu chân tôi, không rời ra được”-chị Hiền tâm sự. Gửi con cho ngoại, mỗi tuần chị Hiền chạy xe máy hơn 70 cây số từ nhà đến nơi làm việc, cuối tuần mới về thăm con. Công việc ấy kéo dài cũng đã gần 4 năm.

Còn với chị Vil, sự động viên, hỗ trợ từ gia đình là động lực để chị gắn bó lâu dài với nghiệp giữ rừng. “Là kiểm lâm viên nên phải luôn trong tâm thế trực 24/24 giờ ở cơ quan, ở rừng. Nếu không có sự ủng hộ của chồng, chắc tôi không đảm đương được nhiệm vụ. Đôi lúc cũng chạnh lòng vì không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Nhưng nghĩ công việc mình làm góp sức bảo vệ rừng nên tôi lại tiếp tục nỗ lực công tác, hoàn thành nhiệm vụ”-chị Vil không giấu vẻ tự hào.

Nói về 2 “bóng hồng” của đơn vị, ông Phan Văn Luyến-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-không tiếc lời khen ngợi: “Dù là nữ nhưng chị Hiền và chị Vil chưa bao giờ từ chối nhiệm vụ mà luôn nỗ lực, nhiệt tình. Chúng tôi rất tin tưởng khi các chị phối hợp cùng các trạm kiểm lâm, đoàn liên ngành, dân quân thực hiện tuần tra. Tuy địa bàn trải rộng, địa hình khó khăn, công việc rất vất vả nhưng cả 2 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

 KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

(GLO)- Ngày 11-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), đơn vị chuyên đào tạo và kiểm định chất lượng cà phê Việt Nam Stone Village Lab cùng các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê Gia Lai tổ chức sự kiện “Xây dựng hương vị Robusta Gia Lai và lan tỏa những mẫu chế biến tốt lần 1-2025”.

Hè rộn rã tiếng cười

Hè rộn rã tiếng cười

(GLO)- Mùa hè năm nay, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai và Nhà Thiếu nhi Pleiku tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, được dẫn dắt bởi đội ngũ hướng dẫn viên trẻ đầy nhiệt huyết, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho các em nhỏ.

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.