Sầu riêng có kỵ cà phê?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sầu riêng là loại trái cây bổ dưỡng được nhiều người yêu thích và là vị thuốc chữa bệnh trong đông y.

Tuy nhiên, nếu uống cà phê cùng lúc với ăn sầu riêng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết sầu riêng chứa vitamin C, A, B6, axit folic, thiamin, riboflavin, niacin. Các khoáng chất quan trọng như kali, sắt, canxi, magie, natri, kẽm, phốt pho cũng được tìm thấy trong sầu riêng.

Sầu riêng cũng chứa dinh dưỡng thực vật, nước, protein và chất xơ có lợi. Chính vì nguồn dinh dưỡng đa dạng nên sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một số người sau đây không nên ăn sầu riêng.

Sầu riêng có nhiều lợi ích, tuy nhiên, một số người không nên ăn. Ảnh LÊ CẦM
Sầu riêng có nhiều lợi ích, tuy nhiên, một số người không nên ăn. Ảnh LÊ CẦM

Phụ nữ mang thai: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu phụ nữ mang thai ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu.

Những người bị nội nhiệt: Sầu riêng nóng và gây đờm, do đó, những người đau họng, ho, cảm lạnh, táo bón, trĩ không thích hợp ăn sầu riêng.

Người bị tiểu đường, béo phì, huyết áp: Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao (lên đến 70%), ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết sẽ tăng nhanh, nên đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường. Người béo phì, huyết áp và cholesterol máu cao cũng nên hạn chế ăn sầu riêng.

Người mắc bệnh thận, bệnh tim: Sầu riêng có hàm lượng kali cao, vì vậy những người mắc bệnh thận và bệnh tim nên hạn chế ăn. Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp, có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Những bệnh nhân có khối u phụ khoa, vấn đề tuyến tiền liệt hoặc đang bị viêm nhiễm không nên ăn sầu riêng. Sầu riêng rất giàu cellulose, người già nên hạn chế ăn vì có thể gây tắc ruột và táo bón.

Sầu riêng là loại trái cây bổ dưỡng được nhiều người yêu thích và là vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều cần tránh trên và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng sầu riêng để chữa bệnh.

Theo bác sĩ Vũ, một số thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêng để tránh gây hại sức khỏe như:

Không ăn khi uống rượu: Nếu ăn sầu riêng khi uống rượu sẽ sinh nhiệt không tốt cho cơ thể. Riêng với người bị tiểu đường, tăng huyết áp nếu ăn sầu riêng khi uống rượu sẽ dẫn đến nhức đầu, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết và đột quỵ.

Không ăn cùng một số loại thịt như bò, cừu, hải sản. Sầu riêng là loại trái cây chứa nhiều đường, kali, chất béo, glycemic. Trong khi đó, các loại thịt trên đều là nguồn bổ sung protein dồi dào và nhiều chất béo. Đặc biệt là chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu. Khi sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm này sẽ khiến cholesterol trong cơ thể tăng cao đột ngột.

Không ăn cùng các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị, kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.

Sầu riêng kỵ cà phê: Nếu uống cà phê cùng lúc với ăn sầu riêng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur kết hợp với caffeine trong cà phê sẽ gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa và từ đó gây độc cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Loại 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất.
Lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay

Lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay

(GLO)- Ăn chay là việc thực hành kiêng ăn thịt. Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu người ăn chay thường theo đuổi chế độ ăn kiêng gồm ngũ cốc, các loại đậu, hạt, rau, trái cây, nấm, tảo, men...

Ăn ổi, ăn cả vỏ có tốt?

Ăn ổi, ăn cả vỏ có tốt?

Ổi là loại quả giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon, đặc biệt lớp vỏ của ổi giòn ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc là nếu ăn cả vỏ ổi thì có tốt cho sức khỏe không?
Thường xuyên ăn chay, có thiếu chất?

Thường xuyên ăn chay, có thiếu chất?

'Em đang theo chế độ ăn chay thì có bị thiếu chất gì không bác sĩ? Thi thoảng em bị mệt mỏi muốn bổ sung sản phẩm từ thảo dược bổ não thì bổ sung như thế nào?' (T.H, 30 tuổi, ở Đồng Nai).