Nhiều lợi ích sức khỏe của sả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong y học dân gian, sả được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như hỗ trợ tiêu hóa, giảm sốt, điều trị vết côn trùng cắn, giảm đau khớp.

Về mặt dinh dưỡng, sả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể, bao gồm sắt, kẽm và magie.

Ngoài ra, sả còn có hàm lượng nước cao, giúp hỗ trợ quá trình cung cấp nước. Trong 67 gram sả sống cung cấp khoảng 47 ml nước.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng sả, theo trang sức khỏe Health.

Sả có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh Freepik

Sả có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh Freepik

Sử dụng dầu gội chứa 5-15% tinh dầu sả 2 lần mỗi ngày giúp giảm gàu tốt hơn. Bôi trực tiếp công thức 10% tinh dầu sả lên da đầu 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày có thể giảm gàu tới 81%.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Sử dụng nước súc miệng chứa 0,25% tinh dầu sả 2 lần mỗi ngày trong 3 tuần giúp giảm mảng bám và viêm lợi ở trẻ em từ 9-12 tuổi bị viêm lợi nhẹ.

Giảm đau khớp

Một nghiên cứu trên những người trưởng thành mắc viêm khớp dạng thấp cho thấy việc bôi trực tiếp tinh dầu sả nguyên chất lên da mỗi ngày trong 30 ngày giúp giảm đau. Cụ thể, mức độ đau của người tham gia giảm dần từ 80% xuống 50% trong vòng 30 ngày.

Chống nhiễm nấm

Một nghiên cứu cho thấy việc uống 250 ml nước sả pha loãng 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày giúp giảm triệu chứng nấm miệng ở người nhiễm HIV/AIDS. Nước sả pha loãng được điều chế bằng cách đun sả khô với 500 ml nước trong 10 phút.

Lưu ý khi dùng sả

Ăn sả quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi quá độ, khô miệng, chóng mặt, tăng cảm giác thèm ăn và tiểu tiện nhiều lần. Những người dị ứng với sả còn thể bị ngứa và phát ban.

Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ sả vì nó có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể dẫn đến sẩy thai.

Nếu bạn mắc bệnh thận, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ nhiều sả, đặc biệt khi bạn muốn uống trà sả.

Sả có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, có thể gây thêm áp lực cho thận và nó có hàm lượng kali cao, mà những người mắc bệnh thận thường phải hạn chế, theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Kỳ vọng tạo ra sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ lan kim tuyến và sâm đá

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ lan kim tuyến và sâm đá

(GLO)- Sau 3 năm triển khai, Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh học của cây lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) và cây sâm đá (Curcuma singularis) để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư” đã mở ra cơ hội phát triển dược liệu tại địa phương.