Sầu riêng, chanh dây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội xen lẫn thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ tháng 7 này, chanh dây và sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch, trở thành 2 loại trái cây thứ 10 và 11 của Việt Nam được phép xuất khẩu vào quốc gia tỷ dân. Việc xuất-nhập khẩu được thực hiện qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) gồm: Hữu Nghị quan, Pò Chài, Ga Đường sắt Bằng Tường, Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang và Thủy Khẩu.

Đây quả là một tin vui cho ngành nông nghiệp Việt Nam, mà trực tiếp là nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi. Nhất là khi chanh dây và sầu riêng là 2 thế mạnh trong ngành cây ăn trái của Việt Nam với vùng trồng rộng lớn khắp cả nước.  

Vườn chanh dây của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh Nguyễn Diệp
Vườn chanh dây của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh: Nguyễn Diệp


Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật cho thấy, chanh dây đang được trồng tại 46 địa phương với diện tích khoảng 6.000 ha, tập trung nhiều nhất ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn sầu riêng, cả nước hiện có khoảng 15.000 ha. Cây sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh. Khu vực Tây Nguyên có khoảng 7.000 ha, tập trung ở Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai…

Năm ngoái, sản lượng sầu riêng cả nước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chiếm phần lớn, mặc dù mới xuất khẩu tiểu ngạch. Còn chanh dây được xếp vào tốp 10 loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh dây của Việt Nam tăng hơn 300%, chỉ đứng sau Brazil, Peru và Ecuador. Năm nay, sản lượng chanh dây cả nước ước tính 135.000 tấn. Lợi nhuận từ cây chanh dây có thể lên tới 350-400 triệu đồng/ha.

Tại Tây Nguyên, chanh dây trồng nhiều nhất tại 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Hiện tỉnh Gia Lai có khoảng 14.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 600 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Với lợi thế về đất đai, khí hậu, chanh dây tiếp tục được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả chủ lực của tỉnh Gia Lai với 4.000 ha, nhiều nhất cả nước. Dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có 20.000 ha, trở thành thủ phủ chanh dây của Việt Nam.

Không chỉ chanh dây và sầu riêng, nhiều loại trái cây khác như bơ, xoài, quýt đường, mít, bưởi da xanh, mãng cầu giai, chuối, cam... cũng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Đó là cơ sở để tỉnh Gia Lai đề ra mục tiêu mở rộng diện tích cây ăn quả lên 55.000 ha vào năm 2025 và 100.000 ha vào năm 2030.

Được thị trường Trung Quốc chấp nhận, đầu ra cho trái sầu riêng và chanh dây Việt Nam sẽ rất lớn. Tuy nhiên, cuộc chơi chính ngạch đòi hỏi nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu luật để làm đúng quy trình, duy trì nguồn hàng ổn định và đạt chất lượng mới mong giữ được thị trường. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề xây dựng thương hiệu để trái cây Việt Nam cạnh tranh được với trái cây Thái Lan, Malaysia cũng là một thách thức không nhỏ. Bởi việc xuất khẩu sầu riêng và chanh dây của họ vào Trung Quốc đã thực hiện từ lâu. Nghĩa là thị phần của 2 nước này tại thị trường đông dân nhất thế giới đã được đảm bảo. Đó là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Để trái cây nói chung và sầu riêng, chanh dây nói riêng đảm bảo chất lượng xuất khẩu, ngoài các yêu cầu về kiểm dịch thực vật trước xuất khẩu, các vùng trồng cùng cơ sở đóng gói chanh dây, sầu riêng phải được đăng ký, phê duyệt bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật; thực hành nông nghiệp tốt, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, giám sát sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh phòng-chống dịch Covid-19…

Sầu riêng, chanh dây Gia Lai chất lượng ngon không kém cạnh bất cứ vùng trồng nào trong nước, khi giống cây, kỹ thuật canh tác đã được nông dân chú trọng. Được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là cơ hội đồng thời cũng là thử thách lớn để chanh dây, sầu riêng nói riêng và trái cây Gia Lai nói chung bước ra sân chơi khu vực và quốc tế, mang lại sự ấm no, giàu có cho người dân và nguồn thu lớn cho địa phương.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

 

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...