Sao đến đất cũng thiếu!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một sự thật rất khó tin là các dự án cao tốc Bắc - Nam đang thiếu đất trầm trọng. Đất ý, đất ngay dưới chân chúng ta. Mà chuyện thiếu đất ở đây vừa đúng là vì thiếu đất mà lại không phải vì thiếu đất.
Các dự án cao tốc đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì ngay cả đất cũng thiếu. Ảnh: Hà Anh Chiến

Các dự án cao tốc đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì ngay cả đất cũng thiếu. Ảnh: Hà Anh Chiến

Cao tốc Bắc- Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt: thiếu đất đắp. Dự án cao tốc QL45 - Nghi Sơn: thiếu đất. Cao tốc Nha Trang- Cam Lâm: thiếu đất.

Căng thẳng nhất, thiếu nhất là đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Đến cuối tháng 3, dự án này còn cần tới 920.000 m3 đất đắp nền... khiến máy móc “đắp chiếu” chờ đất.

Thiếu đất ở đây đúng nghĩa đen là thiếu... đất.

Nhưng thiếu đất lại cũng không phải là do ... thiếu đất.

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là ví dụ. 620.000 m3 bị thiếu là vì các mỏ đất chưa được gia hạn giấy phép khai thác do địa phương phải chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Trong khi tiến độ của dự án này là phải hoàn thành trước dịp 30.4 tới.

Hay dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng thế. Nguyên nhân thiếu đất là do mỏ đất hết hạn khai thác đang chờ thủ tục.

Hôm 1.4, Chính phủ đã có Nghị quyết 47 đồng ý để Bình Thuận cho phép các nhà thầu tiếp tục khai thác 6 mỏ theo giấy phép cũ, để cấp bách có đất đắp nền cho dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Và ngay trong ngày 2.4, với căn cứ là NQ 47, Bình Thuận quyết định cho phép các chủ mỏ được tiếp tục khai thác các loại vật liệu phục vụ dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Mở ngoặc là cùng với NQ 47, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện yêu cầu các bộ trưởng, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong trường hợp để xảy ra tình trạng giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, không đủ điều kiện gia hạn, thiếu nguồn vật liệu cung cấp cho dự án... Tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ giá vật liệu xây dựng. Đặc biệt là giá vật liệu tại các mỏ đang khai thác để không xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá, bán với giá cao hơn mức giá đã được công bố. Nếu phát hiện vi phạm phải có giải pháp mạnh như xử phạt, xem xét thu hồi giấy phép...

Câu chuyện thiếu 920.000 m3 đất đắp... suốt từ giữa tháng 12 năm ngoái khiến dự án 11.000 tỉ đồng bị kéo dài hơn 4 tháng cho thấy sự lúng túng của địa phương trước các... thủ tục.

Nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết không phải là cá biệt. Theo Bộ Giao thông vận tải, với việc các dự án cao tốc đồng loạt thi công, nhu cầu vật liệu đất, cát trong năm 2023-2024 là rất lớn. Nếu thiếu sự chủ động từ các địa phương, hoặc đúng hơn nếu cái gì cũng bị động chờ Thủ tướng để cao tốc chờ thủ tục vì thiếu đất thì không chỉ là thiệt hại, là lãng phí mà còn là có tội với tiền thuế của dân.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.