Sâm Lai Châu cũng được nhà nước coi là sâm "quốc bảo" như sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sâm VN vẫn có những đánh giá khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu.
Quyết định 611/QĐ-TTg về Chương trình phát triển sâm VN đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành được coi là "quốc kế". Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa "quốc kế" này đang gặp những khó khăn và bất cập lớn.
Ngoài việc sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (sâm VN nói chung) bán giá rẻ bèo, sâm Việt còn đối mặt nhiều dự án sâm lừa lọc, gian dối cũng như công tác quản lý chất lượng sâm của cơ quan chức năng...
Hàng chục hội nhóm, hàng trăm người công khai rao bán cái gọi là sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (gọi chung là sâm Việt Nam)... được trồng hoặc phát hiện ngoài tự nhiên trên các trang mạng, nhưng phần lớn là sản phẩm mạo danh.
Sâm Ngọc Linh, Lai Châu của Việt Nam được coi như 'quốc bảo', nhưng hiện tình trạng mua bán sâm dỏm, sâm lậu, nhiều quy định bất hợp lý... vô hình trung đẩy loại thảo dược có giá trị kinh tế cao này đối mặt muôn vàn khó khăn.
Không chỉ những bất cập từ thị trường, hành trình đưa sâm Việt Nam thành 'quốc bảo' còn gặp nhiều vấn đề khác ở ngay chính nội tại, mà muốn giải quyết cần sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành.
Khi loạt phóng sự 'Sâm quốc bảo Việt đi về đâu?' chuẩn bị kết thúc, thì một người trong giới sưu tầm sâm Ngọc Linh mách rằng có một tay chơi sâm Việt lừng danh đang sở hữu bộ sưu tập sâm Lai Châu độc nhất vô nhị.
Công trình khoa học về chọn tạo giống cây sâm Ngọc Linh của GS-TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự có thể coi là bước khởi đầu mang tính đột phá để tạo ra phiên bản sâm Ngọc Linh với phẩm chất vượt trội sâm nguyên bản.