Sai lầm chết người trong xử trí, điều trị đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề không chỉ với bản thân người bệnh. Đột quỵ có tỷ lệ tử vong rất cao nên nhiều người cảm thấy lo sợ trước căn bệnh này, họ truyền tai nhau cách thức cấp cứu xử trí người bị đột quỵ, nhưng đa phần là những hiểu biết sai lầm.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.  Đột quỵ có tỷ lệ tử vong rất cao,  hoặc để lại những di chứng rất nặng nề cho người bệnh, nhẹ thì tê, liệt một phần, rối loạn ngôn ngữ, điếc, méo mồm, nặng có thể liệt nửa người hoặc toàn thân.
Theo các chuyên gia y tế, nếu nhồi máu não xảy ra ở động mạch não giữa, động mạch cảnh trong gây tử vong rất nhanh nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
 
Sai lầm trong dự phòng, cấp cứu, xử trí người bị đột quỵ:
- Sơ cứu không đúng cách sẽ làm bệnh nhân nặng thêm
Nhiều người cảm thấy lúng túng khi chứng kiến những trường hợp đột quỵ mà không biết phải làm sao, đã có những trường hợp người bị đột quỵ giữa đường mà người dân bế thốc lên xe máy đưa đi cấp cứu, điều này vô tình gây nguy hiểm thêm cho người bệnh, khiến cho việc điều trị không đạt hiệu quả.
PGS.TS Tạ Mạnh Cường- Phó viện trưởng Viện Tim mạch, BV Bạch Mai cho biết, rất nhiều trường hợp tai biến xảy ra vào khoảng thời gian nửa đêm về sáng, khi nhiệt độ xuống thấp. Đó là do người bệnh bị lạnh đột ngột dẫn đến đột quỵ.
Khi đó cần đưa bệnh nhân vào phòng ấm, đắp chăn giữ ấm, kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Tốt nhất nên để bệnh nhân nằm nghiêng, giúp bệnh nhân không hít phải chất nôn, đờm rãi để làm thông thoáng đường thở. Đồng thời gọi ngay xe cấp cứu để nhân viên y tế hỗ trợ.
- Chích máu 10 đầu ngón tay, dái tai để cứu người đột quỵ
Theo PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện y học cổ truyền Trung ương , khi người bệnh bị đột quỵ, việc chích máu 10 đầu ngón tay là việc không nên làm với những người bình thường. Chỉ có những bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện những biện pháp châm máu ở 10 đầu ngón tay.
Tuy nhiên y học cổ truyền thường châm máu ở đầu ngón tay trong trường hợp sốt cao co giật, còn một người bị tai biến mạch máu não thì không nên làm, có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Theo đông y, châm 10 đầu ngón tay đồng nghĩa với giảm nguyên khí, tức là làm cho máu không lưu thông, đây là điều không nên làm trong xử trí đột quỵ não,  phải có bác sĩ mới  xác định chính xác  cần phải xử trí cấp cứu người  đột quỵ ra sao.
PGS Cường cho rằng, với người đột quỵ tốt nhất chờ nhân viên y tế đến, trong khi đó quan sát hỗ trợ người bệnh mà thôi, người dân không nên tự ý tác động lên người bệnh.
Cho ngậm thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức
PGS.TS Tạ Mạnh Cường cho hay, nhiều trường hợp bệnh nhân tự đo huyết áp, thấy huyết áp người bệnh cao đột ngột nên tự cho bệnh nhân uống thuốc hạ. PGS Cường lý giải, nhiều trường hợp người dân thấy huyết áp bệnh nhân tăng cao cho uống thuốc hạ huyết áp, việc làm này khiến huyết áp của bệnh nhân tụt xuống, càng  làm cho dòng máu lên não  yếu đi, khiến ổ nhồi máu nhũn não càng rộng hơn, tình trạng  bệnh nhân càng diễn tiến xấu, di chứng nặng nề hơn.
Mua dự trữ thuốc an cung ngưu hoàng hoàn cho người đột quỵ uống
Đột quỵ nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề với không chỉ bản thân người bệnh mà với  cả gia đình và xã hội, đặc biệt bệnh dễ gây tử vong nên nhiều người dân cảm thấy lo lắng, bất an. Hiện nay, trên các mạng xã hội nhiều người truyền tai nhau mua dự trữ an cung ngưu hoàng hoàn trong nhà để phòng có người bị đột quỵ. Tuy nhiên, việc làm này không nên.
Theo PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh cho biết, an cung ngưu hoàng hoàn là một bài thuốc dùng trong trường hợp trúng phong. Nên được sử dụng bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ, bằng các biện pháp chụp chiếu, bác sĩ sẽ  xác định chính xác đây là bệnh nhồi máu não hay xuất huyết não.  Đa số an cung ngưu hoàng hoàn dùng cho trường hợp nhồi máu não.
 
Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ:
- Những người mắc bệnh tim mạch cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc bệnh van tim, van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, hoặc bệnh van tim kèm theo loạn nhịp.
- Người có tiền sử tăng huyết áp dễ vỡ mạch não, cần kiểm soát chặt trị số huyết áp của người bệnh, đảm bảo dùng đúng và đủ thuốc huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Người bị rối loạn lipid máu, có nguy cơ vữa xơ động mạch, tạo mảng vữa cơ trôi theo dòng máu giống như huyết khối lên não gây tắc mạch máu não.
- Những người hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng chất cấm dễ tổn thương lòng mạch, là nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Theo Sức khỏe đời sống/VIE

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.