Sắc vàng trong lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bất cứ ai khi đến thăm Nhà máy Thủy điện Ia Ly-một nhà máy có công suất lớn nhất (720 MW) và ra đời sớm nhất trên tuyến sông Sê San-cũng đều cảm nhận sự tĩnh lặng rất riêng.

Nói tĩnh lặng bởi vì một không gian rộng lớn, núi non trùng trùng, lớp lớp bao lấy một dòng sông thuộc loại lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Dòng sông ấy là Sê San mà bên đây bờ trái thuộc địa phận tỉnh Gia Lai, còn bên kia là bờ phải thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Và những dãy núi sừng sững đó cũng ôm gọn một nhà máy thủy điện có 4 tổ máy, ngày đêm được dòng Sê San cung cấp nguồn nước dồi dào làm quay tít mù các Roto, không chút mệt mỏi, góp phần cung cấp nguồn điện thắp sáng mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới đến hải đảo, làm dịu mát đi cái nắng nóng mùa hè, làm ấm lên khi giá buốt mùa đông đến…
 

 

Nói tĩnh lặng bởi vì xung quanh chỉ có núi, rừng và sông mà không có nhà cửa nhiều như phố, những tiếng còi xe inh ỏi, những tiếng  nhạc ầm ĩ phát ra từ những quán cà phê, mà ngược lại xa xa, gần gần là những âm thanh xào xạc của rừng, lao xao của gió, rì rào của nước. Đôi lúc không phân định rõ ràng những loại âm thanh đó, vì có lúc nó riêng biệt nhưng có lúc nó hòa quyện với nhau, nhưng tất cả rất nhẹ nhàng, dịu ngọt! Đứng trên tuyến năng lượng hay còn gọi đập tràn của Ia Ly là có thể cảm nhận rõ nhất những âm thanh ấy…

Vào một buổi chiều sớm, những tia nắng còn gay gắt tạt thẳng lên những ngọn cây rừng, vào vách đá, xuống dòng sông hiền hòa, thì tôi trốn nó vào trong gian máy với những người thợ. Họ là những kỹ sư, công nhân kỹ thuật đang ở sâu dưới lòng đất, đang làm nhiệm vụ. Tất cả đều khoác lên mình một màu áo vàng cam hơi đậm, cũng gần giống màu của hoa dã quỳ, có lô gô: Công ty Thủy điện Ia Ly.

Hôm đó tôi không gặp được Quản đốc Phân xưởng Vận hành-Nguyễn Tiến vì nghe đâu ông có việc đột xuất phải đi công tác xa. Đây cũng là điều đáng tiếc vì nghe nói người quản đốc này có mặt để tham gia vào công tác vận hành ngay từ buổi đầu, tức là vận hành tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Ia Ly, cũng là tổ máy đầu tiên trên dòng sông Sê San. Đấy cũng là một vinh dự của một người thợ vận hành! Nhưng quan trọng hơn cả, đó là con người có trách nhiệm cao với công việc, tận tâm, tận lực với nghề, không ngại khó, ngại khổ, chỗ nào cần cũng có mặt suốt mười lăm năm qua. Anh em trong phân xưởng nói, ông Tiến đã thuộc từng ngõ ngách của Nhà máy Thủy điện Ia Ly. Nhà máy này rộng, sâu đến đâu thì tôi không biết, nhưng nghe nói đi cả ngày cũng không hết được và không cẩn thận thì dễ lạc, không biết đường mà ra…

… Nhưng hôm đó tôi gặp Trưởng ca Nguyễn Hoàng Phi ở phòng điều hành, nhìn còn rất trẻ nhưng cũng đã có hơn chục năm làm công tác vận hành. Phi nói 1 ca trực gồm 12 người, trong đó ở gian máy là tập trung đông nhất, tới 5 người, có 1 trưởng kíp và 4 điều hành viên. Còn các bộ phận như gian biến áp, trạm chuyển tiếp, cửa nhận nước chỉ có 1 người trực; trạm OPY 500 KV, phòng điều khiển trung tâm có 2 người trực. Ở phòng điều khiển trung tâm này có thể giám sát toàn bộ hoạt động, hệ thống nhà máy bằng hệ thống camera và máy tính. Nguyễn Hoàng Phi chỉ cho tôi xem trên màn hình và giải thích sơ bộ: Nếu màn hình màu xanh thì cho thấy trạng thái thiết bị hoạt động bình thường, nếu màu vàng là cảnh báo hiện tượng bất thường của thiết bị còn màu đỏ là thiết bị đã bị sự cố. Tín hiệu trên màn hình báo màu vàng thì cần xử lý nhanh và nếu màu đỏ là phải dừng máy ngay lập tức. Trong phạm vi vận hành, việc xử lý là để không cho máy móc, thiết bị hư hỏng thêm. Phi nói, thời gian đầu vận hành, mỗi năm cũng thường xảy ra 3-4 sự cố gì đó nhưng lý do hoàn toàn do khách quan đem đến, chẳng hạn nếu sự cố trên hệ thống lưới 500 KV nó cũng gây tác động đến hoạt động nhà máy, nặng có thể dẫn đến phải dừng máy ngay lập tức. Bởi thế việc trực ở phòng điều khiển trung tâm này là cực kỳ quan trọng, tín hiệu báo về phải có người kiểm tra, xử lý ngay lập tức, không ai dám lơ là, ăn cơm cũng phải người trước, người sau. Người ở phòng điều khiển trung tâm thì ăn cơm tại tầng 9, còn người trực ở phòng biến áp, dưới gian máy thì phải có người mang cơm xuống tận nơi. Nay thì sự cố rất ít xảy ra vì thiết bị, máy móc đã đồng bộ và hoàn thiện hơn vì thế anh em trực cũng đỡ căng thẳng.

Khi hỏi, vậy trong cuộc sống anh em có gặp khó khăn gì? Nguyễn Hoàng Phi trả lời rất đơn giản: Với em đã làm việc trong môi trường này lâu rồi nên quen nhưng với những anh em mới làm thì chưa hoàn toàn thích nghi. Việc thay ca có chu kỳ, 10 ngày làm 6 ca, nhưng với người mới họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của đồng hồ sinh học của cơ thể. Sau ca trực là về nhà ngủ ly bì cả ngày, ăn uống cũng không ngon miệng. Nhưng điều này thì ai cũng chạnh lòng, rất khó quen, đó là ngày lễ, Tết mọi người được nghỉ ngơi, đi chơi với gia đình, nhưng với những người như chúng em đều phải đi làm!

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Không biết ngược lên hay xuôi xuống gian biến áp vì với tôi khi vào bên trong Nhà máy Thủy điện Ia Ly là hoàn toàn mất phương hướng. Tại gian biến áp tôi gặp Phạm Hồng Thắng, một người đã trực ở vị trí này… 15 năm qua. Gian biến áp có thiết bị rất cồng kềnh nên nó chiếm diện tích rất lớn của 5 tầng. Các tầng này gồm các máy biến áp 500 KV, máy biến áp tự dùng chung, trạm hợp bộ 5, trạm hợp bộ 7, trạm phân phối KPY 6,3 KV, hệ thống nguồn 1 chiều nhà máy, hệ thống chữa cháy nhà máy, hệ thống cáp dầu 500 KV, tất cả cáp lực, cáp điều khiển, được gọi chung là thiết bị tĩnh. Người trực ở vị trí này cũng đòi hỏi kỹ năng thuần thục để tự xử lý sự cố nếu có. Đối với Phân xưởng Vận hành thì hàng tháng diễn tập 1 lần và với Công ty, 1 quý diễn tập một lần để rèn các kỹ năng xử lý sự cố cho vị trí này. Cũng đã mấy lần xảy ra sự cố, ví dụ mất nguồn xoay chiều KPY, máy biến áp do nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới, nhưng đều được xử lý an toàn. Thực tế, mỗi lần diễn tập do phân xưởng và công ty tổ chức đều đưa ra sự cố giả định rất sát với sự cố thực tế nên đến khi có xảy ra sự cố đều được xử lý đúng, rất kịp thời, an toàn, không gây ra bất cứ thiệt hại đáng tiếc nào. “Ở khu vực này không có sóng điện thoại di động, mà nếu có cũng không được dùng, bởi đấy là quy định của Công ty”-Thắng chia sẻ.

Ngồi nói chuyện với Thắng chắc chưa tới một giờ đồng hồ nhưng tôi cảm thấy ngột ngạt, đầu hơi nặng, bị choáng nhẹ, ngực hơi tức. Tất cả những biểu hiện đó là hiện tượng của thiếu oxy để cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, nên phải tức tốc vọt ra ngoài nhà máy hít những hơi thở thật sâu. Tôi nói ra điều đó thì anh em trong nhà máy cứ cười hềnh hệch, không giải thích gì và chúng tôi tạm chia tay.

Tất nhiên, mỗi người, mỗi nghề, mỗi lĩnh vực... đều có những vất vả rất riêng, cần có sự hy sinh nhất định để cống hiến và dĩ nhiên đang rất nhiều người chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên. Nhưng khi rời khỏi Nhà máy Thủy điện Ia Ly, với tôi vẫn không thể quên câu nói trên kia của Trưởng ca Nguyễn Hoàng Phi: Nhưng điều này thì ai cũng chạnh lòng, rất khó quen, đó là ngày lễ, Tết mọi người được nghỉ ngơi, đi chơi với gia đình, nhưng với những người như chúng em đều phải đi làm! Và hình ảnh những người thợ mặc áo màu vàng truyền thống mang lô gô của Công ty Thủy điện Ia Ly như những con ong vàng cần mẫn đang chui sâu xuống lòng đất làm những công việc của mình để đưa điện thắp sáng muôn nơi.

Hoàng Anh Phượng

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm