Emagazine

E-magazine “Sắc màu cuộc sống” giữa thắng cảnh Biển Hồ

Triển lãm do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15-3 nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2023). Giữa thiên nhiên hữu tình với cỏ cây, trời nước, 70 tác phẩm của 18 tác giả là hội viên, cộng tác viên đam mê, nhiệt huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh đã được tôn vinh đúng nghĩa.

Khá lâu rồi, Gia Lai mới có một đợt “biểu dương lực lượng” quy mô của Chi hội Nhiếp ảnh. Bằng xúc cảm nghệ sĩ cộng với sự nhanh nhạy bắt đúng khoảnh khắc, các nhiếp ảnh gia đã mang đến cho công chúng những góc nhìn tươi đẹp, độc đáo về cuộc sống. Đáng nói, đây đa số là những tác phẩm được lựa chọn kỹ càng, từng tham dự triển lãm từ cấp khu vực trở lên.

Chủ đề nổi bật, được khai thác nhiều nhất vẫn là Tây Nguyên đầy sức hút mà không hề nhàm cũ với: “Ông già Glar” (Trần Quang Hồng), “Lợp nhà rông” (Lê Văn Vinh), “Giã gạo mừng ngày hội” (Nguyễn Ngọc Sơn), “Đôi bạn” (Nhất Hạnh), “Trên lưng mẹ” (Phạm Dực), “Rơ Châm Tih giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên” (Nguyễn Linh Vinh Quốc), “Những chú hề” (Võ Đình Khoa), “Truyền nghề dệt” (Phạm Công Quý)… Góc máy nhiếp ảnh còn quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên rộng lớn, trù phú của Gia Lai như: “K50 đại ngàn” (Hoàng Quốc Vĩnh), “Ruộng bậc thang Chư Sê” (Lê Văn Vinh), “Cánh đồng điện gió” (Nguyễn Văn Tuấn), “Hàng thông trăm tuổi” (Nguyễn Thị Thùy Trang)… Đúng như nhận định của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Ngọc Sơn-Chi hội phó Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh: “Vùng đất này là kho “tư liệu” khổng lồ mà giới nhiếp ảnh khai thác mãi không hết!”.

Với sứ mệnh phản ánh hiện thực cuộc sống, các tín đồ của “nghệ thuật khoảnh khắc” cũng không quên ghi lại những nét đẹp đời thường trong sinh hoạt, lao động, từ “Ước mơ vùng cao” (Hùng Hoa Lư), “Vào mùa” (Trần Phong) đến “Nối dòng”, “Đá cho công trình” (Huy Tịnh), “Nghề truyền thống” (Nguyễn Thanh Hùng)… Đúng như chủ đề triển lãm, Gia Lai qua ảnh đã lột tả đầy đủ một vùng đất rực rỡ sắc màu và tràn đầy sinh khí. Vẻ đẹp của một số địa phương khác trong cả nước, từ biển khơi đến non ngàn cũng được phản ánh sinh động.

Tình cờ cùng gia đình ghé thăm thắng cảnh Biển Hồ, anh Trần Chiến Vũ (TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông) không giấu vẻ thú vị khi nhìn ngắm từng bức ảnh.

Tay máy nữ duy nhất trong số 18 tác giả góp mặt tại triển lãm là chị Nguyễn Thị Thùy Trang (nghệ danh Bảo Vy). Bằng góc nhìn nữ tính, mềm mại mà không kém phần sáng tạo, chị có 4 bức ảnh được chọn trưng bày. Chị xúc động cho hay: “Tôi còn non kém trong nghề nên khi có tác phẩm đứng cạnh các NSNA gạo cội thì đúng là vinh dự. Càng vui hơn bởi đây là dịp giới thiệu những “đứa con tinh thần” của mình đến với đông đảo công chúng”. Trong khi đó, NSNA Phạm Dực thật có lý khi cho rằng triển lãm không chỉ dành cho công chúng thưởng lãm mà còn cho chính những người cầm máy. “Mỗi người một thế mạnh, chúng tôi gặp nhau ở đây để cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn”-NSNA Phạm Dực khẳng định.

Nói về 70 tác phẩm được chọn trưng bày nhằm tượng trưng cho hành trình 70 năm của ngành Nhiếp ảnh Việt Nam, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-đánh giá: Các tác phẩm đã phản ánh đa dạng, phong phú cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt đời thường và các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng-an ninh nổi bật của Gia Lai trên hành trình phát triển.

Dịp này, Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Gia Lai và 2 NSNA Phạm Văn Hạnh, Phạm Dực vinh dự được Hội NSNA Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động nhiếp ảnh năm 2022. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cũng tổ chức buổi lễ tọa đàm nhằm ôn lại truyền thống, từ đó động viên mỗi nghệ sĩ không ngừng học hỏi, sáng tạo để có thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Có thể bạn quan tâm

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.