Rường cột của cơ chế kiểm soát quyền lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đảng ta đã chủ động và nỗ lực không ngừng đổi mới, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và thực thi nghiêm cách kỷ luật cán bộ. Quy định số 69- QĐ/TW ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị “Về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm” ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tự nhiên và nóng bỏng.

Nhìn khái quát, Quy định số 69 là sự kế thừa, kết tinh và phát triển mang tính tổng thể, toàn diện ở một tầm mức mới nhằm giải quyết vấn đề vừa chiến lược vừa nóng bỏng trong hệ thống các quy định của Đảng trên phương diện này gồm: Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị khóa XII “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị khóa XII “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền” và Quy định 41-QĐ/TW ngày 3-11-2021 của Bộ Chính trị  khóa XIII “Về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ”.

Để bảo đảm những điều kiện cần và đủ thực thi Quy định số 69, trong số các quyết sách của Đảng ở các tầm mức khác nhau, nổi bật là 3 quy định mang tầm vóc các động lực chủ yếu và quan trọng: Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII “Về những điều đảng viên không được làm” và Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”.

Nếu Quy định số 205-QĐ/TW là tuyên ngôn về những thách thức và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống sự tha hóa, thoái hóa quyền lực của cán bộ, thì Quy định số 69-QĐ/TW là cương lĩnh hành động mang tính rường cột về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là yêu cầu của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị. Đó cũng chính là sự đáp lại đòi hỏi phát triển của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ; đồng thời là nhân tố cơ bản trực tiếp góp phần xây dựng và phát triển vị thế, sức mạnh, uy tín và danh dự của Đảng - là người lãnh đạo, cầm quyền, vì công cuộc đổi mới, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự chú ý đặc biệt tới vấn đề kỷ luật và gìn giữ kỷ luật của Đảng. Người khẳng định: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Và, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên định: “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật, kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.

Mục tiêu thi hành kỷ luật của Đảng ta là nhằm xây dựng và phát triển kỷ luật tự giác và nhân văn. Do đó, việc thực thi Quy định số 69, tiếp tục quán triệt phương châm bao trùm là phải từ ý chí và quyết tâm của toàn Đảng nhằm bảo đảm sự đoàn kết thống nhất, tập trung cao trong Đảng trên nền tảng phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của toàn thể đảng viên và các tổ chức của Đảng. Theo đó, luôn bảo đảm thống nhất và gắn bó mang tính chỉnh thể, đồng bộ với những quy định của Đảng trên phương diện tổ chức bộ máy và cán bộ thật sự công minh, bình đẳng và trong sáng, với tinh thần Đảng cương nghiêm ngặt, Quốc pháp vô thân, vì sự vững mạnh, trong sạch của Đảng và của hệ thống chính trị. Cấp ủy các cấp và lãnh đạo các cấp hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ những người đứng đầu nhất định phải là những tấm gương tiên phong đoàn kết và thống nhất, dân chủ và kỷ cương nhằm vừa giữ nghiêm kỷ luật vừa giữ tròn trách nhiệm, vừa bảo vệ pháp luật vừa thấm đẫm nhân văn; đồng thời đề phòng và ngăn chặn kịp thời, hiệu quả những lối nghĩ cục bộ, lối hành xử thiển cận, tư túng, hẹp hòi làm vô hiệu hóa kỷ luật và làm phân tâm sự tự giác của đảng viên, làm băng hoại sự thiện lương của cán bộ.

TS NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

(Dẫn nguồn SGGPO)
 

 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.