Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào danh sách 7 di tích quốc gia đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 10) đối với 7 di tích.
Du lịch trải nghiệm ở Mù Cang Chải - Ảnh: Lê Trung Kiên
Du lịch trải nghiệm ở Mù Cang Chải - Ảnh: Lê Trung Kiên
Cụ thể, 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm:
- Di tích lịch sử Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Theo chinhphu.vn/TTO

Có thể bạn quan tâm

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Hân hoan đón mừng lễ Phật đản

Hân hoan đón mừng lễ Phật đản

(GLO)- Cách đây hơn 2.500 năm, vào ngày rằm tháng tư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại Ấn Độ. Suốt quá trình tu tập, hoằng pháp và độ sinh, Đức Phật đã để lại cho nhân loại một hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ, lòng từ bi, tinh thần bất bạo động, hòa hợp và phát triển.
Chiếc kang uống rượu của người Bahnar

Chiếc kang uống rượu của người Bahnar

(GLO)- Có nhiều yếu tố liên quan đến việc uống rượu cần của đồng bào Bahnar. Mỗi một yếu tố đều chứa đựng giá trị riêng, trong đó, chiếc kang uống rượu là vật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa mọi người khi uống rượu.