Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Bị câm, điếc bẩm sinh, đôi tay cũng bị ăn mòn bởi căn bệnh phong quái ác nhưng ông Hyen (59 tuổi, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) lại nổi tiếng đan gùi đẹp. Ông tích cực đan gùi để sử dụng, đồng thời góp phần gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ông đang là người nổi tiếng đan gùi giỏi nhất nhì ở làng.

Bị câm, điếc bẩm sinh, đôi tay cũng bị ăn mòn bởi căn bệnh phong quái ác nhưng ông Hyen (59 tuổi, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) lại nổi tiếng đan gùi đẹp. Ông tích cực đan gùi để sử dụng, đồng thời góp phần gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ông đang là người nổi tiếng đan gùi giỏi nhất nhì ở làng.

Từ nhỏ, đôi mắt của ông Rơ châm Bôm (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) không nhìn thấy ánh sáng như bao người bình thường khác. Dù vậy, đôi tai ông vẫn cảm thụ âm nhạc rất tốt và hiện là người đánh đàn goong hay ở làng. Ông thường xuyên đánh đàn cho các cháu và người dân trong làng nghe để bồi đắp tình yêu đối với đàn goong cho mọi người.

Từ nhỏ, đôi mắt của ông Rơ châm Bôm (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) không nhìn thấy ánh sáng như bao người bình thường khác. Dù vậy, đôi tai ông vẫn cảm thụ âm nhạc rất tốt và hiện là người đánh đàn goong hay ở làng. Ông thường xuyên đánh đàn cho các cháu và người dân trong làng nghe để bồi đắp tình yêu đối với đàn goong cho mọi người.

Bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân đi lại khó khăn nhưng bà Siu H’Jel (67 tuổi, làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) vẫn miệt mài dệt và may những chiếc thổ cẩm để sử dụng và bán nhằm gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân đi lại khó khăn nhưng bà Siu H’Jel (67 tuổi, làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) vẫn miệt mài dệt và may những chiếc thổ cẩm để sử dụng và bán nhằm gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Đôi chân bị mất cảm giác không thể đi lại được sau lần bị ngã giàn giáo khi thi công trần nhà, anh A Trực (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã phụ mẹ vợ Siu H’Phưl đăng tải và quảng bá các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Jrai lên các trang facebook, zalo cá nhân. Không những vậy, anh còn thường xuyên trò chuyện để các con hiểu được giá trị của thổ cẩm của dân tộc.

Đôi chân bị mất cảm giác không thể đi lại được sau lần bị ngã giàn giáo khi thi công trần nhà, anh A Trực (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã phụ mẹ vợ Siu H’Phưl đăng tải và quảng bá các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Jrai lên các trang facebook, zalo cá nhân. Không những vậy, anh còn thường xuyên trò chuyện để các con hiểu được giá trị của thổ cẩm của dân tộc.

Bị khuyết tật vận động từ nhỏ, đôi chân queo quắp không thể đi lại được nhưng bà Rơ Mah Vo (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lại có đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh dệt thổ cẩm giỏi, bà còn có tài đan những chiếc gùi, giỏ xách truyền thống từ những nắp lon bia để sử dụng và tặng người thân trong gia đình.

Bị khuyết tật vận động từ nhỏ, đôi chân queo quắp không thể đi lại được nhưng bà Rơ Mah Vo (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lại có đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh dệt thổ cẩm giỏi, bà còn có tài đan những chiếc gùi, giỏ xách truyền thống từ những nắp lon bia để sử dụng và tặng người thân trong gia đình.

Rời chiến trường trở về với chiếc chân phải không thể đi lại bình thường nhưng ông Kpă Klơi (77 tuổi, làng Del, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) vẫn sản xuất kinh doanh giỏi. Không những vậy, ông còn duy trì việc đan gùi để sử dụng và tặng người dân trong làng nhằm góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc.

Rời chiến trường trở về với chiếc chân phải không thể đi lại bình thường nhưng ông Kpă Klơi (77 tuổi, làng Del, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) vẫn sản xuất kinh doanh giỏi. Không những vậy, ông còn duy trì việc đan gùi để sử dụng và tặng người dân trong làng nhằm góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: 518 suất sữa dinh dưỡng cho người cao tuổi

Gia Lai: 518 suất sữa dinh dưỡng cho người cao tuổi

(GLO)- Từ ngày 22 đến 26-7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai cùng Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Prông, thị xã An Khê và TP. Pleiku phối hợp với Quỹ Phát triển tài năng Việt, Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Việt Nam tổ chức trao tặng sữa dinh dưỡng cho người cao tuổi tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình ông Trần Quang Bảo (thôn Plei Ia Kơ Al, xã Ia Piar). Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Phú Thiện

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu tại huyện Phú Thiện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà người có công, gia đình chính sách tại huyện Chư Prông

Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà người có công, gia đình chính sách tại huyện Chư Prông

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương-bệnh binh, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn huyện Chư Prông.

Ra mắt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ

Ra mắt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ

(GLO)- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi báo cáo cấp có thẩm quyền, Bộ tiếp tục tổ chức hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin.