Theo các chuyên gia, rau ngót là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được rau ngót. Dưới đây là những tác dụng của rau ngót và những người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót.
Tác dụng của rau ngót
Bài viết trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, theo Đông y, lá rau ngót có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Trong khi đó, rễ rau ngót có công tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao. Còn theo Y học hiện đại, rau ngót có những tác dụng chính như:
Thanh nhiệt:Rau ngót có công dụng giúp lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể
Giúp cải thiện đời sống tình dục:Hợp chất phytochemical trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục. Chưa kể đến, sterol trong rau ngót có công dụng như loại hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới
Giảm cân:Rau ngót chứa hàm lượng protein khá cao nhưng lượng calo và lipit lại thấp. Do đó, có thể sử dụng nguyên liệu này để thay thế đạm động vật trong khẩu phần ăn, giúp giảm cân
Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu chỉ rõ, rau ngót chứa lượng lớn insulin. Vì vậy, sử dụng thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển
Ổn định huyết áp:Hoạt chất papaverin trong lá bồ ngót tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao
Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm:Lá bồ ngót chứa lượng lớn vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Rau ngót tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được |
Những người không nên ăn rau ngót
Rau ngót tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Đoàn Hồng – chuyên khoa Dinh dưỡng cho biết những nhóm người dưới đây cần hạn chế ăn rau ngót:
Phụ nữ đang mang thai
Do trong rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai.
Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.
Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót có tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu.
Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu nướng, do đó những đối tượng có tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ.
Người còi xương, loãng xương, thiếu canxi
Dù trong rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid có trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy những đối tượng bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa rau ngót nhé.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu