Rau má “lên ngôi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với nhiều thế hệ người dân Thanh Hóa, ngoài hạt lúa, củ khoai, củ sắn (mì) thì rau má chính là lương thực cứu… đói qua cả một thời cơ cực. Khi cuộc sống khấm khá hơn, rau má được nâng tầm thành thức ăn chơi, ăn ghém trong mỗi bữa ăn. Ít ai có thể ngờ, thứ rau mọc “cù bất cù bơ” bên bờ rào, ngoài bãi hoang lại “lên ngôi”...
Đoàn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham quan dây chuyền sản xuất rau má của Công ty Phong Cách Mới

Đoàn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham quan dây chuyền sản xuất rau má của Công ty Phong Cách Mới

Bỏ nghề để làm nông

Người có công đưa rau má “lên ngôi” là anh Trần Văn Tân, hiện là Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Nhớ về thời gian khó, anh Trần Văn Tân tâm sự, anh sinh ra ở quê nghèo xã Hải Lĩnh (nay là thị xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nên không thể nào quên những bữa ăn độn khoai, bắp, sắn. Những thứ này ăn nhiều đến mức cứ nhìn thấy là “ớn”. Hôm nào được cải thiện, có nắm rau má ngoài đồng đem về độn vào thì “mát ruột mát gan”. Nhớ những trưa hè, rau má hái về, rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, sau đó bỏ vào chai thủy tinh rồi thả xuống giếng sâu “ướp lạnh”, cảm giác được uống nước rau má mát lạnh ấy theo anh đến tận bây giờ.

Cũng chính vì cuộc sống cơ cực nên đã tạo cho anh Tân cũng như thế hệ của anh nghị lực vượt khó hiếm thấy. Anh quyết thoát ly ruộng đồng, đi học và tốt nghiệp Đại học Thủy lợi. Ra trường, anh lập nghiệp bằng nghề nhôm kính và thành công từ nghề này với doanh thu mỗi năm gần 10 tỷ đồng.

Sau 2 lần cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đi tham quan Nhật Bản và Israel, trở về, anh Tân quyết bỏ nghề nhôm kính, làm nông nghiệp sạch. Quyết định của anh gây sốc không chỉ cho gia đình mà cả bạn bè, những người xung quanh. Với bản tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, anh lao ngay vào việc. Ban đầu anh đầu tư trồng dưa lưới, rau thủy canh, sau đó tập trung vào cây rau má. Qua tìm hiểu, anh biết nhiều người ở các tỉnh đã thành công, có thu nhập cao từ trồng và chế biến rau má, nhưng phần lớn là từ rau má lai. Về Thanh Hóa, anh đi khắp từ đồng bằng tới trung du, lần tìm lại được 2 giống rau má bản địa là rau má trắng và rau má tía.

Năm 2020, anh Tân cùng các cộng sự là chuyên gia nông nghiệp, lựa chọn, lọc giống rau má ở các huyện và đưa về ươm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm (thị trấn Tân Phong), nơi anh mới lập nên. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu kỹ “tập tính” của 2 giống rau má bản địa, anh Tân đã chuyển giao cho nông dân nhiều vùng trong tỉnh như Như Thanh, Nông Cống, Vĩnh Lộc… trồng với diện tích khoảng 120ha. Sản phẩm nông dân thu hoạch được anh bao tiêu hết.

“Sâm của người xứ Thanh”

Sau khi thành công về mặt giống, anh Tân đã đặt mua dây chuyền công nghệ Nhật Bản về lắp đặt. Song song đó, anh triển khai Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Rau má xứ Thanh” từ rau má bản địa gắn với chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Từ đây, các sản phẩm như bột rau má, nước rau má, thạch rau má, viên nén rau má, trà túi lọc rau má, bánh trung thu rau má… ra đời. Ngay thời điểm đầu, sản phẩm cung cấp ra đã được thị trường đón nhận, đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn. Để quảng bá sản phẩm, anh Tân đã mời hoa hậu Đỗ Thị Hà làm đại diện thương hiệu.

“Rau má - Sâm của người xứ Thanh” dần được người trong tỉnh, trong nước biết đến và bắt đầu gây ấn tượng với người tiêu dùng nước ngoài. Nhiều đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Mỹ, Ấn Độ đã đến đặt hàng, trong đó có một đối tác Ấn Độ đặt 3.000-3.500 tấn rau má tươi mỗi năm để chiết xuất tinh dầu. Hiện các sản phẩm từ rau má của anh Tân cũng đã được công nhận OCOP 4 sao.

Anh Trần Văn Tân tính, cây rau má sống được khoảng 10 năm mới phải trồng mới. Nếu nông dân tuân thủ đúng kỹ thuật, quy trình sản xuất sẽ cho 11 lứa rau má/năm, năng suất 45-50 tấn/ha. Trừ tất cả chi phí, sẽ có nguồn thu từ 250-300 triệu đồng/ha/năm. Tính ra, trồng rau má cho thu nhập cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa và các cây rau màu khác.

Hiện công ty của anh Tân đang xúc tiến, kết nối nhiều hợp tác xã và nông dân để phấn đấu đến năm 2025 sẽ nâng vùng nguyên liệu rau má lên 300-500ha. Đây sẽ là vùng nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu của các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ trong tương lai.

Anh Tân tâm niệm: “Mục đích của chúng tôi không chỉ là làm nông nghiệp sạch, mang lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, mà chúng tôi còn là cầu nối người tiêu dùng và nông dân, giúp nông dân sống được, sống tốt trên mảnh đất của mình, không phải nơm nớp cảnh mất mùa, mất giá hay bỏ ruộng đồng đi làm ăn xa”.

Trong lần dự lễ ra mắt các sản phẩm từ rau má của anh Trần Văn Tân, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đánh giá, việc ra mắt các sản phẩm từ rau má của Công ty Phong Cách Mới chính là quả ngọt cho những nỗ lực cố gắng không ngơi nghỉ của đội ngũ lãnh đạo và người lao động công ty. Những sản phẩm chế biến từ rau má không chỉ hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho con người, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế mà còn góp phần xây dựng thương hiệu tỉnh, thương hiệu địa phương. Những thành công bước đầu của công ty đã mang đến một luồng gió mới, quảng bá hình ảnh Thanh Hóa với bạn bè quốc tế và từng bước khẳng định thương hiệu “Rau má - Sâm của người xứ Thanh”.

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).