Rah Lan Kê: Lão nông Jrai làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ông Rah Lan Kê (người dân tộc Jrai; làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) được biết đến là người làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện mỗi năm, gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng từ vườn cây ăn quả và chăn nuôi bò, dê. 
Ông Rah Lan Kê cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có 2 sào đất trồng hồ tiêu nhưng bị chết hết. Qua sách báo, tôi nhận thấy đất của gia đình phù hợp với cây chuối dạ hương. Đây là giống chuối ngon, cho năng suất cao, được thị trường ưa chuộng. Vì vậy, năm 2019, tôi quyết định mua giống chuối này về trồng".
Theo ông Kê, cây chuối dạ hương dễ chăm sóc, ít tốn công, cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt, cho năng suất cao thì phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Hiện tại, vườn chuối của gia đình ông có hơn 400 cây. Với giá bán trung bình 100-120 ngàn đồng/buồng chuối, mỗi năm, diện tích này mang về cho gia đình ông nguồn thu gần 50 triệu đồng. 
Ngoài 2 sào trồng chuối, ông Kê còn có 400 cây cà phê, 200 trụ tiêu và nuôi 5 con bò, 7 con dê. Trên diện tích cà phê và hồ tiêu, ông trồng xen 20 gốc nhãn, 50 cây mít Thái, 80 cây sầu riêng, thanh long… để tăng thu nhập. Hiện mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng.
Ông Trương Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rong-nhận xét: “Mô hình kinh tế của gia đình ông Kê là điển hình trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Qua cách làm của ông Kê, nhiều hộ dân tộc thiểu số đã học hỏi, áp dụng vào thực tiễn của gia đình để nâng cao thu nhập". 
2.Ông Kê mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, không những tiết kiệm được nước tưới mà còn mang lại năng suất cao.
Ông Kê mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn chuối để tiết kiệm nước tưới, giúp cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.
 
4.Mỗi buồng chuối trung bình nặng từ 20 - 25 kg, được các thương lái mua với giá 5.000 đồng/kg. mỗi năm gia đình ông kê có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ cây chuối.
Mỗi buồng chuối dạ hương trung bình nặng 20-25 kg, được các thương lái mua với giá 5.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Kê thu nhập hơn 50 triệu đồng từ vườn chuối.
 
5.Ngoài trồng chuối, năm 2017, gia đình ông Kê còn trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng 1 diện tích như: sầu riêng, nhãn, mít... cho thu nhập cao.
Ngoài trồng chuối, gia đình ông Kê còn trồng xen nhiều loại cây ăn qủa như sầu riêng, nhãn, mít Thái, chanh... trong vườn hồ tiêu và cà phê để tăng thu nhập.
 
6.Ông Kê mạnh dạn áp dụng kỹ thuật cho nhãn ra trái vụ để phụ vụ trọng dịp tết sắp đến.
Ông Kê áp dụng kỹ thuật cho nhãn ra quả trái vụ để tăng giá bán.
 
8.50 cây mít thái của nhà ông Kê bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên.
50 cây mít Thái của gia đình ông Kê bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên.
 
9.Ông Kê còn chia sẻ: Với những kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mình, ông luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, hỗ trợ các hội viên khác từng bước phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Kê còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với người dân trong làng để cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh...