Rạch ròi vai trò nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Trong lịch sử phát triển của nhân loại, kinh tế thị trường mà nòng cốt của nó là kinh tế tư nhân là con đường đã đem lại thịnh vượng cho các quốc gia.

Tất cả quốc gia đã thành công và trở nên phát triển đều đi theo con đường tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cơ chế thị trường được hoạt động ngày một tốt hơn.

Kết quả mà kinh tế Việt Nam đạt được thời gian qua phần lớn nhờ vào sự hoạt động hiệu quả của thị trường và khu vực kinh tế tư nhân ngày càng trở nên năng động. Tuy nhiên, nhiều "trục trặc" cũng đã xảy ra. Điển hình là các cuộc khủng hoảng chu kỳ 10 năm ở Việt Nam.

Trong quá khứ, trục trặc khi chuyển đổi các tổng công ty lớn của nhà nước thành các tập đoàn, với mong muốn trở thành những "quả đấm thép" trong nền kinh tế đã để lại những hậu quả và bài học rất lớn cho Việt Nam. Còn nếu nhìn vào sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong những năm gần đây sẽ thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng, trong khi hầu hết những tổng công ty nhà nước, trừ những ngành có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên hay độc quyền tự nhiên, đều có vấn đề và là gánh nặng cho nền kinh tế.

Một nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright chỉ ra rằng, 3 trong 4 động cơ của cỗ máy tăng trưởng Việt Nam gồm: khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế dân doanh và khu vực nông nghiệp đang gặp trục trặc. Chỉ có một ngoại lệ là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đang ăn nên làm ra, do họ đã tận dụng được những lợi thế của nền kinh tế Việt Nam và miễn nhiễm được với những tác động tiêu cực. Vì thế, nếu bỏ khu vực FDI sang một bên và chỉ phân tích 3 khu vực còn lại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ khác hơn nhiều, mà nguyên nhân chủ yếu là do nội tại chứ không phải do tác động từ bên ngoài.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng chưa từng có trong lịch sử. Đây là cơ hội rất lớn để phát triển hơn. Tuy nhiên, nhìn từ những trục trặc trước đây, việc tận dụng các cơ hội không phải là điều đơn giản và các cơ hội đã biến thành thách thức. Với dư địa cho tăng trưởng sẵn có không còn và nội lực chưa được phát huy, thách thức phía trước với Việt Nam trên con đường hội nhập là rất lớn. Ước muốn là rất lớn nhưng vai trò của nhà nước thì lại có hạn.

Do vậy, nhà nước chỉ nên tập trung ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo sân chơi bình đẳng thay vì có sự tham gia một cách chủ động như thời gian qua. Đây là lúc nhà nước cần phải xác định rõ vai trò của mình và phân định rạch ròi những vấn đề nhà nước cần có vai trò, tránh việc làm thay thị trường và cần thiết tạo môi trường cho cộng đồng phát triển. Song song đó, nhà nước cần có chính sách triệt tiêu sự cấu kết giữa các doanh nhân (những người có tiền) và một số quan chức nhà nước (những người có quyền), tạo ra các quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm…

Các chính sách công cần thiết đối với Việt Nam là một mặt thúc đẩy các cơ chế thị trường hoạt động đúng nghĩa và hiệu quả hơn; nhưng mặt khác cần phải lưu ý và có biện pháp cần thiết để hạn chế khuyết tật của thị trường. Trong đó, sự cân bằng giữa ba trụ cột thị trường - nhà nước - cộng đồng có vai trò quyết định.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.