Blog phóng viên

Rác theo chân lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trận lũ hôm cuối tháng 10.2023 đã phơi bày tất cả sự nhếch nhác ở các bãi biển miền Trung.

Một lượng rác khổng lồ giăng kín hết các bãi cát. Ngoài số rác là các loại cây gỗ mục thường thấy được nước lũ mang từ thượng nguồn về, loại rác phổ biến ở các bãi biển hiện nay là các loại chai nhựa và túi ni lông, phần thì nổi bập bềnh dưới nước, phần nằm hẳn trên bờ cát sau khi thủy triều rút xuống. Ngư dân ở các làng chài ven các cửa biển không thể nào chịu nổi mùi hôi thối từ những bãi rác khổng lồ như vậy.

Không thể đổ lỗi cho trời gây cảnh lũ lụt khiến người dân ở các làng chài ven biển phải hứng rác thải mà lỗi ở đây chính là từ ý thức của con người.

Rác sau lũ tại bãi biển Sa Kỳ. Ảnh: T.Đ

Rác sau lũ tại bãi biển Sa Kỳ. Ảnh: T.Đ

Ở cửa biển Sa Cần (Quảng Ngãi) - nơi mà rác thải nhựa lưu cữu hàng mét ngay dưới bãi cát đã được một nhóm thiện nguyện có tên "Tử tế với Sa Cần" dọn dẹp mấy năm nay rất sạch sẽ. Thế nhưng khi nhóm này hết "hoạt động" tại đây, rác thải nhựa đã trở lại như cũ sau một trận lũ.

Bờ biển An Vĩnh thuộc xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), trong năm 2022, chính quyền địa phương đã "ra quân" 7 lần để dọn 20 tấn rác, nhưng chỉ cần qua một trận lũ vừa rồi, rác lại ngập cửa biển như chưa hề được dọn! Trong số rác thải nhựa đó có cả rác của chính người dân của địa phương đó thải ra.

Không một tổ chức nào có thể dọn sạch rác được nếu như bản thân mỗi người không tự ý thức được về tác hại của rác thải nhựa. Không có một loài tôm cá nào có thể "làm nhà xây tổ" ngay trên bãi rác thải nhựa ấy cả. Cứ sau mỗi trận lũ, rác thải nhựa lại cấp tập dồn về các cửa sông và bãi biển. Chính quyền địa phương ở những nơi này vô cùng mỏi mệt với việc phát động toàn dân dọn rác. Vì chỉ cần dọn sạch bãi biển hôm trước, hôm sau rác lại theo nước lũ tuồn về.

Đừng mơ đến việc thu hút du khách đến các bãi biển nếu vẫn còn những ý thức kém như thế.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.