Rà soát việc đề xuất điều chỉnh giá đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 11-3, Sở Tài chính tổ chức cuộc họp với các sở, ngành chức năng và 7 huyện, thị xã, thành phố về việc rà soát, đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài chính chủ trì cuộc họp với các sở ngành và 7 địa phương liên quan đề xuất điều chỉnh hệ số giá đất năm 2020 tại một số địa phương. Ảnh: SƠN CA
Sở Tài chính chủ trì cuộc họp với các sở ngành và 7 địa phương liên quan đề xuất điều chỉnh hệ số giá đất năm 2020 tại một số địa phương. Ảnh: SƠN CA

Theo đó, 7 địa phương gồm: Chư Sê, Chư Pah, Kbang, Kông Chro, Chư Prông, thị xã Ayun Pa, TP. Pleiku đã đề xuất điều chỉnh hệ số k để tính tiền sử dụng đất nhằm phù hợp với thực tế trong trường hợp cho thuê, giao đất không qua hình thức đấu giá hoặc xác định giá đất bồi thường. Trong quá trình rà soát, tính toán lại tại một số địa phương cho thấy, vẫn còn một số địa bàn, tuyến đường có giá đất mới ban hành chưa sát với giá thị trường; hệ số k giữa giá đất ở, đất thương mại dịch vụ chưa hợp lý; tình trạng giữa giá đền bù, giá giao đất, giá thị trường không sát nhau… 

Trên cơ sở thảo luận, trao đổi với các địa phương và sở, ngành liên quan, ông Đặng Công Lâm–Phó Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 của các huyện, thị xã, thành phố vừa được ban hành chưa bao lâu. Do đó, các địa phương cần kiểm tra, rà soát tình hình thực tế tại một số vị trí, tuyến đường để báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh. Trong trường hợp địa phương có giá đất UBND tỉnh ban hành chưa sát với giá đất thị trường do vướng khung giá đất của Chính phủ, hệ số k điều chỉnh giá đất xác định trên cơ sở giá đất thị trường theo đề nghị của địa phương. Trường hợp địa phương có giá đất UBND tỉnh ban hành chưa sát với giá đất thị trường do quá trình xây dựng giá đất chưa phù hợp, hệ số k điều chỉnh giá đất bằng 1,0. Đồng thời, UBND các địa phương có trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất theo quy định.  

SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.