Rà soát quy hoạch các dự án việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, nhiều dự án tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Mới đây, UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm tra, rà soát việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại các dự án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
UBND thành phố Hà Nội đã trả lời kiến nghị của cử tri về việc bố trí nhà ở xã hội theo hướng tập trung. Qua đó, UBND thành phố cho biết nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị nói chung đã được quy định cụ thể tại Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100 năm 2015 (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 49 năm 2021 của Chính phủ). Đối với thành phố Hà Nội, nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội còn phải tuân thủ quy định của Luật Thủ đô và Nghị quyết số 06 năm 2013 của HĐND thành phố.
Trước đó, cử tri huyện Gia Lâm cho biết, theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49 năm 2021 của Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên thì phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng nhà ở xã hội.
Cử tri đã đề nghị thành phố tháo gỡ vướng mắc về việc bố trí nhà ở xã hội cao tầng và báo cáo Chính phủ xem xét, chấp thuận theo hướng bố trí nhà ở xã hội tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên.
 
Cử tri huyện Gia Lâm kiến nghị bố trí nhà ở xã hội tập trung để tháo gỡ vướng mắc về việc bố trí nhà ở xã hội cao tầng. Ảnh: TN
Cử tri huyện Gia Lâm kiến nghị bố trí nhà ở xã hội tập trung để tháo gỡ vướng mắc về việc bố trí nhà ở xã hội cao tầng. Ảnh: TN
Về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm, Văn phòng UBND thành phố đã có Văn bản số 417 ngày 26/8/2022, thông báo kết luận của UBND thành phố về việc thực hiện quy định về bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội. Theo đó, việc thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của thành phố.
Tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội phải được xác định cụ thể trong quy hoạch chi tiết thực hiện dự án đầu tư (tỷ lệ 25% phụ thuộc vào quy mô của dự án đấu giá quyền sử dụng đất và theo quy định của Nhà nước và của TP) trước khi thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất (tổ chức triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất cho quỹ đất sau khi trừ đi quỹ đất nhà ở xã hội theo quy hoạch).
UBND thành phố đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở xây dựng có văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung trên làm căn cứ xác định trường hợp phải bố trí quỹ đất và tỷ lệ diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất.
Đối với kiến nghị phát triển nhà ở xã hội thấp tầng, giao Sở Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn UBND huyện Gia Lâm thực hiện đúng quy định của Nhà nước và thành phố (nghiên cứu việc quy gom vào các khu nhà ở xã hội tập trung hoặc xác định chỉ tiêu xây dựng chung cư nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, quy định của pháp luật, Kế hoạch phát triển nhà ở, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố).
Đồng thời, giao UBND huyện Gia Lâm, căn cứ quy định của Nhà nước và thành phố về bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, kiểm tra, rà soát lại các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã phê duyệt (trừ quy hoạch tại các khu đất đấu giá TQ5(1), TQ5(2) đã có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố.
 
Cần rà soát, kiểm tra quy hoạch các dự án để bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: TN
Cần rà soát, kiểm tra quy hoạch các dự án để bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: TN
Trước đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã gửi Thanh tra Bộ Xây dựng danh sách 23 dự án nhà ở thương mại, nhà ở, khu đô thị thuộc diện thanh tra việc dành 20% quỹ đất dự án để xây nhà ở xã hội. Trong danh sách có 7 dự án nhà ở thương mại, nhà ở: Khu tái định cư Đông Hội, Đông Anh (17,42 hecta), nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì (18,67 hecta), khu nhà ở văn phòng, nhà trẻ 622 Minh Khai, khu nhà ở Tây Mỗ (22,66 hecta), nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài (9,17 hecta), khu nhà ở Minh Đức (173,56 hecta), khu nhà ở xã Uy Nỗ, Đông Anh (85,84 hecta).
Ngoài ra còn có 16 dự án khu đô thị thuộc diện thanh tra, rà soát việc dành quỹ đất xây nhà ở xã hội: khu đô thị Nam đường vành đai 3, khu đô thị Thịnh Liệt, khu đô thị HUD Sơn Tây, khu đô thị mới CEO Mê Linh, khu đô thị mới Đại Kim, khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Gia Lâm…
Còn tại TP.HCM, theo rà soát của Sở Xây dựng TP.HCM thống kê có 33 dự án nhà ở thương mại dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dự kiến cung cấp cho thị trường khoảng 70.000 căn hộ. Trong 33 dự án này, có 14 dự án đã có đất sạch, 19 dự án còn lại chủ đầu tư chưa thực hiện xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo Thái Nguyễn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.