Ra mắt sách về quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020) của TS Đoàn Ngọc Tuấn (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) và PGS- TS Trần Nam Tiến (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM).
Cuốn sách Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020) vốn là luận án tiến sĩ của TS Đoàn Ngọc Tuấn, được PGS- TS Trần Nam Tiến hiệu đính và chỉnh sửa bản thảo.
Cuốn sách Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020) vốn là luận án tiến sĩ của TS Đoàn Ngọc Tuấn, được PGS- TS Trần Nam Tiến hiệu đính và chỉnh sửa bản thảo.

Cuốn sách có dung lượng 308 trang, chia làm 3 chương: những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2020 (chương 1); Thực trạng quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2020 (chương 2); Một số nhận xét và những vấn đề tồn tại trong quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ (chương 3).

Tác giả cuốn sách đi sâu phân tích bối cảnh quốc tế và những yếu tố tác động, chi phối quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ; thực trạng, những bước phát triển trong quan hệ của hai nước; đưa ra những phân tích về các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị hai nước, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra thuận lợi và thách thức, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tiến trình phát triển của mối quan hệ trên.

Cuốn sách giúp độc giả hiểu rõ quan hệ chính trị là nền tảng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đó mới thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Cuốn sách nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, giải đáp chính xác những biến đổi về chất trong mối quan hệ trong lịch sử bang giao của hai quốc gia, khẳng định nỗ lực vượt qua những khó khăn và khác biệt.

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null