Ra mắt sách "Thế giới lớn, hành tinh nhỏ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái đất, kéo theo vô số hệ lụy dẫn tới các thiên tai gây tàn phá quy mô lớn.


 “Thế giới lớn, hành tinh nhỏ - sự phong phú trong ranh giới hành tinh” mang đến cho bạn đọc những luận cứ khoa học, hình ảnh minh họa và những câu chuyện đầy hấp dẫn về những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, sự hủy diệt hàng loạt động vật quý hiếm, biến đổi khí hậu…
“Thế giới lớn, hành tinh nhỏ - sự phong phú trong ranh giới hành tinh” mang đến cho bạn đọc những luận cứ khoa học, hình ảnh minh họa và những câu chuyện đầy hấp dẫn về những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, sự hủy diệt hàng loạt động vật quý hiếm, biến đổi khí hậu…



Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao, mưa bão, lũ lụt, cho đến các thiên tai có khả năng gây tàn phá quy mô lớn như động đất, sóng thần, hạn hán…

Tất cả góp phần gây nên hậu quả là tình trạng thiếu lương thực và hàng loạt dịch bệnh ở con người và vật nuôi. Theo các nhà khoa học, một trong những nguyên nhân chính là con người với những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày.

Trước những diễn biến ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, hàng loạt các Hội nghị thượng đỉnh về môi trường, về Trái đất đã được tổ chức, các Hiệp định, Hiệp ước đã được ký kết với sự tham gia của hàng trăm quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, bằng cách này hay cách khác, vấn đề cốt lõi chính là nhận thức và hành động của con người.

Với mục tiêu tìm ra một cách nghĩ khác về mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên, kết nối con người với hành tinh Trái đất, hai tác giả Johan Rockström và Mattias Klum đã cùng nhau viết nên cuốn sách “Big world, Small planet - Abundance within planetary boundaries”, trong đó, giáo sư Johan Rockström là một nhà khoa học mang tầm cỡ quốc tế về những vấn đề bền vững toàn cầu, còn Mattias Klum là một nhiếp ảnh gia và làm phim.

Cuốn sách là một món quà ý nghĩa mà Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam dành tặng cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (tháng 7/2016). Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kịp thời triển khai mua bản quyền, dịch và biên tập, xuất bản cuốn sách này với nhan đề “Thế giới lớn, hành tinh nhỏ - sự phong phú trong ranh giới hành tinh”.

Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những luận cứ khoa học, hình ảnh minh họa và những câu chuyện đầy hấp dẫn về những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, sự hủy diệt hàng loạt động vật quý hiếm, biến đổi khí hậu…

Trong bố cục ba phần chính, phần thứ nhất của cuốn sách giới thiệu tóm tắt tình thế cực kỳ khó khăn chúng ta đang đối mặt khi Trái đất ứng phó với các tác động to lớn của con người; giải thích quan niệm các tác giả về các ranh giới hành tinh và nêu chi tiết mối đe dọa chủ yếu đối với sự tồn vong của chúng ta nếu chúng ta bỏ qua chúng.

Ở phần tiếp theo, hai tác giả Johan Rockström và Mattias Klum đã trình bày cụ thể một cách tư duy mới về sự thịnh vượng, công lý và hạnh phúc trên một hành tinh bền vững, trong đó, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên là một giá trị phổ quát giữa tất cả các quốc gia, nền văn hóa và tôn giáo.

Phần cuối cùng, theo logic, tác giả đưa ra các giải pháp thực tiễn đối với các thách thức lớn nhất mà nhân loại đang đối mặt, như vấn đề nuôi sống cho 9 tỷ người trên Trái đất hay tạo sức mạnh cho nền kinh tế mai sau.

Cuốn sách đã đưa ra những dữ liệu mới nhất về các tác động của con người lên Trái đất một cách thực sự đáng báo động. Tuy nhiên, cách dẫn dắt nội dung sách như một câu chuyện, thôi thúc niềm hy vọng, sự đổi mới và vô số cơ hội mới đối với việc quản lý khôn khéo hành tinh của chúng ta, duy trì vẻ đẹp còn lại trên Trái đất vì chính bản thân chúng ta và các thế hệ tương lai.

Tố Uyên/VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.