Ra mắt sách Nghệ thuật xứ An Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 21-2, tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội, đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách Nghệ thuật xứ An Nam của tác giả người Pháp Henri Gourdon (Trương Quốc Toàn dịch).

 

Dịch giả Trương Quốc Toàn ký sách tặng độc giả.
Dịch giả Trương Quốc Toàn ký sách tặng độc giả.



Cuốn sách là cái nhìn của một người Pháp từng sinh sống và gắn bó với xứ An Nam một thời gian dài về bối cảnh xã hội, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thủ công mỹ nghệ... của nước ta đầu thế kỷ 20.

Năm 1918 Henri Gourdon làm giám đốc đầu tiên của Nha học chính Đông Dương, đồng thời giảng dạy tại trường thuộc địa và đại học Bordeaux. Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm chức vụ giám đốc kỹ thuật của Ban Đông Dương tại Triển lãm thuộc địa tổ chức tại Marseille vào năm 1922 và tại Paris vào năm 1931.

Henri Gourdon đã có đóng góp to lớn vào việc xúc tiến chương trình cải cách giáo dục của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương, đồng thời có hiểu biết sâu sắc về An Nam.

Ông cũng là tác giả của cuốn Indochine (Đông Dương) xuất bản tại NXB Larousse vào năm 1931, được biết đến với rất nhiều bức ảnh chụp Việt Nam vào thời gian này.

Trên cơ sở nghiên cứu các ghi chép liên quan và thực tế trải nghiệm của bản thân, Henri Gourdon ̉ đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về nguồn gốc và xu hướng phát triển của nghệ thuật tại xứ An Nam, kèm theo 16 bức ảnh tư liệu quan trọng, minh họa sống động cho các thành tựu mà nghệ thuật xứ An Nam đã đạt được tính đến năm 1930.

Sách được chia làm năm phần, phần mở đầu mô tả khái quát các đặc điểm xã hội, dân tộc, lịch sử chung của đất nước An Nam, ba phần tiếp theo mô tả các ngành nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc và hội họa, thủ công mỹ nghệ, và cuối cùng là xu hướng vận động của các lĩnh vực này trong bối cảnh An Nam là thuộc địa của Pháp.

Nhà phê bình Mai Anh Tuấn cho rằng, trong công cuộc tiếp xúc với người Pháp đầu thế kỷ 20 thì ngoài những tiếp xúc bằng súng ống, chiến tranh thì còn có một cuộc tiếp xúc đáng kể nữa đó là tiếp xúc bằng văn hoá.

“Việc tác giả viết về nghệ thuật xứ An Nam là một trong những bổ sung đầy thú vị, đầy hấp dẫn để chúng ta có thể suy nghĩ, nhận thức thêm về VN truyền thống, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Tôi nghĩ đó chính là một trong những điểm cởi mở thú vị của cuốn sách xuất bản từ cách đây 80 năm”.

Chia sẻ lý do thôi thúc ông bắt tay dịch tác phẩm này, dịch giả Trương Quốc Toàn không cởi mở rằng: “Quả thực trong quá trình đọc bản gốc tiếng Pháp cuốn sách, đôi lúc tôi cảm thấy hơi gai người bởi vì không hiểu sao tác giả lại viết đúng như vậy…

Tôi khẳng định rằng có những nội dung tôi ít tìm thấy trong những cuốn  sách do các tác giả VN viết. Vì vậy, tôi quyết định nhận lời dịch cuốn sách này để có thể truyền tải đến độc giả, công chúng và những người đam mê tìm hiểu về nghệ thuật, di sản của VN. Những người thích quan tâm đến những góc nhìn đa chiều, sống động cũng có thể tìm thấy những giá trị nằm trong cuốn sách này”.

 

Sách do Nhã Nam và NXB Thế giới ấn hành
Sách do Nhã Nam và NXB Thế giới ấn hành



Theo dịch giả Trương Quốc Toàn, cuốn sách có nhiều điểm thú vị với những quan điểm của tác giả về nghệ thuật xứ An Nam có thể trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi.

Tác giả khẳng định khi người Pháp tới và áp đặt bộ máy thực dân lên Đông Dương đã tạo ra những thay đổi trong hệ thống giáo dục An Nam thời bấy giờ. Trước đó thì từ bộ máy hành chính đến mô hình giáo dục của An Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mô hình của Trung Hoa, nên chỉ khi người Pháp xuất hiện thì mới có hệ thống giảng dạy bằng tiếng An Nam, có hệ thống trường từ cơ sở lên đào tạo đại học.

Nhờ có người Pháp mà thợ thủ công được giải phóng để hành nghề một cách độc lập và họ có được những địa vị xã hội hơn hẳn. Trước đó tác giả cho rằng, người nghệ sĩ, thợ thủ công An Nam ít tính sáng tạo, chủ yếu đi theo khuôn mẫu. Khi người Pháp sang thì họ muốn các nghệ sĩ đẩy mạnh sáng tạo theo hướng cái tôi cá nhân nhiều hơn.

Nhưng tác giả cũng phê phán người Pháp tác động vào nghệ thuật An Nam khi nhận định không chỉ người An Nam mà cả người Viễn Đông khi tiếp xúc với người phương Tây thì đều có xu hướng làm cho giá trị tác phẩm nghệ thuật của mình bị giảm sút.

Nhiều ví dụ cụ thể được Henri Gourdon đưa ra như: khi người Pháp sang thì hướng thợ thủ công đi theo mô hình kinh tế thị trường, nên các đơn đặt hàng của người Pháp đưa sang đã làm cho các thợ thủ công An Nam chạy theo số lượng, tiến độ giao hàng mà bỏ qua những khâu trau truốt, tỉ mỉ trong tác phẩm nghệ thuật của mình.

Thậm chí họ còn dùng các nguyên liệu rất kém. Trước đây họ nhuộm vải bằng màu thực vật thì nay được thay hết bằng hoá chất; trong nghề chế tác ngà voi thì bổ sung cả xương cá vào; trong nghề khảm trai thì trước đây chỉ khai thác ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì bây giờ sẵn sàng dùng cả vỏ trai song ở Bắc Kỳ; các sản phẩm gỗ mỹ nghệ trước đây phơi rất lâu năm nhưng bây giờ sẵn sang dung cả gỗ tươi…

Henri Gourdon còn nhận định, đầu thế kỷ 20 người phụ nữ An Nam có đời sống cao hơn hẳn một số nước trong khu vực. Nhưng khi người phụ nữ An Nam về nhà chồng thì từ thời điểm đó, coi như họ đã từ bỏ Tổ tiên của gia đình mình.

“Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy, đó không chỉ là vấn đề của cách đây 100 năm mà đến bây giờ nó vẫn ít nhiều có tính thời sự” - dịch giả Trương Quốc Toàn chia sẻ.

Theo Tuoitre

“Sáng tạo nghệ thuật chỉ nở rộ trong một xã hội hưng thịnh, trong một giai đoạn phồn vinh, dưới sự cai trị của những ông hoàng có lối sống xa hoa và nhờ vào một chế độ bảo trợ sáng suốt. Tất cả những điều đó đều thiếu vắng trên mảnh đất An Nam, cũng giống như thiếu vắng những thú vui của cuộc sống thái bình”.

Trích sách Nghệ thuật xứ An Nam

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".