Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.
Năm 2025, TPHCM đặt ra nhiều chỉ tiêu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mức tăng trưởng GRDP lên đến 10%. Mục tiêu này không chỉ cho thấy khát vọng phát triển của TPHCM mà còn thể hiện trách nhiệm “đầu tàu” đồng hành và tiên phong cùng cả nước.
Quy hoạch treo cả chục năm khiến hàng ngàn người dân tại Kon Tum không thể xây dựng, vay vốn. Thậm chí có nhiều khu vực người dân phải tự làm đường, kéo đường dây điện về để sử dụng.
Cuối tuần qua, khi trả lời tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, trước đây cả nước có 28.155ha đất bị lãng phí do dự án chậm tiến độ, dự án treo, thời gian qua đã giải quyết được 10.000ha, hiện còn khoảng 18.000ha. Điều này minh chứng quy hoạch treo đã trở thành “bệnh nan y“, luôn nóng bỏng khi đề cập tới!
Tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13-7-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi.
Quy hoạch là công cụ quan trọng để quản lý phát triển trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn, nhưng nếu không đi kèm với các quy định chặt chẽ về trách nhiệm giải trình của cơ quan lập và phê duyệt quy hoạch thì nghịch cảnh quy hoạch treo là điều khó tránh khỏi.
“Quy hoạch treo“ là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hay nhiều mục đích khác nhau, đã công bố là sẽ thu hồi đất nhưng không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch.
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị các bộ, ngành chỉ đạo rà soát, thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch treo để người dân giám sát.