Một số điều người dân cần biết về đất "quy hoạch treo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Quy hoạch treo" là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hay nhiều mục đích khác nhau, đã công bố là sẽ thu hồi đất nhưng không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch.
Thời hạn quy hoạch treo bao lâu thì kết thúc?
Luật Đất đai nước ta không nêu rõ về việc "dự án treo" trong thời hạn bao lâu thì bị hủy bỏ mà chỉ có thời hạn hủy bỏ quy hoạch đối với việc thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, nếu sau 3 năm không có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất kể từ ngày công bố quy hoạch theo quy định tại Khoản 8 Điều 49 Luật Đất đai 2013 sửa đổi.

Các dự án, quy hoạch treo sẽ bị hủy nếu sau 3 năm không thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Ảnh: Phan Anh
Các dự án, quy hoạch treo sẽ bị hủy nếu sau 3 năm không thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Ảnh: Phan Anh

Có được cấp sổ đỏ cho đất quy hoạch treo không?

Theo Khoản 8 Điều 49 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2019 quy định, trong thời hạn 3 năm mà chưa có quyết định thu hồi hoặc chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì phải điều chỉnh, hủy bỏ và công bố hủy bỏ thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, trong trường hợp đã nhận được thông báo hoặc quyết định thu hồi đất thì phần diện tích nằm trong quy hoạch đó sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Do vậy, đối với đất dính quy hoạch treo thì chỉ có thể làm sổ đỏ nếu có công bố hủy bỏ thu hồi đất. Khi đó, người sử dụng đất mới có thể làm thủ tục xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp dự án treo không được công bố hủy bỏ thì người sử dụng đất có quyền sử dụng hạn chế theo quy định tại Khoản 7 Điều 49 Luật Đất đai sửa đổi.

Đối với đất dính quy hoạch treo thì chỉ có thể làm sổ đỏ nếu có công bố hủy bỏ thu hồi đất. Ảnh: LĐO
Đối với đất dính quy hoạch treo thì chỉ có thể làm sổ đỏ nếu có công bố hủy bỏ thu hồi đất. Ảnh: LĐO
Có được xây nhà trên đất quy hoạch treo?
Việc sửa chữa, cải tạo hay xây mới nhà ở trong khu vực thuộc quy hoạch được quy định tại Khoản 5 Điều 94 Luật Xây dựng 2014.
Theo đó, công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây mới và chỉ cấp phép xây dựng có thời hạn để cải tạo, sửa chữa.
Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2021, quy định trên được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp phép cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp phép xây dựng có thời hạn để cải tạo, sửa chữa.
Trường hợp sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Bồi thường quy hoạch treo
Việc đền bù, bồi thường thiệt hại cho công trình, nhà ở… phụ thuộc vào thời điểm tồn tại và xây dựng công trình, nhà ở đó trên đất quy hoạch như sau:
Trường hợp 1: Tài sản trên đất đã có quy hoạch chưa công bố, có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện thì khi có kế hoạch sử dụng đất và quyết định thu hồi của Nhà nước sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật nếu lỡ xây xong mà quy hoạch.
Trường hợp 2: Tài sản trên đất đã có quy hoạch, đã được công bố và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận thì sẽ không được bồi thường khi thu hồi đất.
Thực trạng dự án treo, quy hoạch treo kéo dài hàng năm trời gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng hiện vẫn chưa có quy định đền bù, bồi thường cụ thể.
PHƯƠNG DUY (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng "nóng" trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, "cơn sốt" này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.