Cần sớm chấm dứt quy hoạch treo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều ý kiến mong mỏi quy hoạch treo nên được loại bỏ càng sớm càng tốt để người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt, làm ăn...

Như Thanh Niên thông tin, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức buổi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn TP.HCM kể từ khi luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.


 

Quy hoạch treo kéo dài khiến đời sống người dân kiệt quệ. Ảnh: Ngọc Dương
Quy hoạch treo kéo dài khiến đời sống người dân kiệt quệ. Ảnh: Ngọc Dương


Báo cáo trước đoàn giám sát, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, cho hay công tác lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm so với các địa phương khác. Trong đó, nguyên do chủ yếu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và công tác đấu thầu còn nhiều bất cập.

Đối với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn, ông Bình cho rằng UBND TP.HCM đã có chỉ đạo nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng công việc. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Đơn cử là mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật các chuyên ngành có liên quan và quy hoạch xây dựng; các quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất...

Tham dự buổi giám sát từ đầu cầu Hà Nội qua hình thức trực tuyến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận rằng quy hoạch cũng là điểm yếu, điểm nghẽn của TP.HCM. Đây cũng là điểm yếu của cả nước ta, sự thiếu đồng bộ, tầm nhìn chiến lược; kết nối trong quy hoạch còn nhiều vấn đề”. Qua đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Các sở ban ngành TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ, rà soát hoàn thiện quy hoạch; đồng thời, kiên quyết thu hồi dự án (DA) quy hoạch treo, DA quá thời hạn mà không triển khai. Có DA để 18 - 20 năm nay chưa triển khai khiến người dân bức xúc”.

Nên loại bỏ càng sớm càng tốt

Bạn đọc (BĐ) Thanh Niên ủng hộ việc thu hồi DA quy hoạch treo, vì việc này gây ra rất nhiều hệ lụy, thiệt hại, khó khăn cho người dân. “Quy hoạch, DA treo có nhiều nơi kéo dài ba bốn chục năm. Treo từ đời ông đến đời cha, rồi đến đời cháu. Sao không làm cách nào để cho người dân hết hẳn thiệt thòi do quy hoạch treo, DA treo? Các ngành chức năng cần tổng rà soát, nếu quy hoạch không khả thi thì sớm xóa để người dân được nhờ...”, BĐ Văn Thành bức xúc.

Cùng quan điểm, BĐ Phạm Hát bức xúc: “Quy hoạch, lập DA nhưng mãi 15, 20 năm không triển khai, hạn chế quyền khai thác sử dụng đất, ghìm phát triển kinh tế xã hội, người dân trong ranh quy hoạch rơi vào khốn khổ khó khăn trăm bề...”.

“Quy hoạch treo gây ra rất nhiều thiệt thòi cho dân. Phải có quy định đền bù xứng đáng với quyền lợi bao năm dân bị quy hoạch treo”, BĐ Hùng ngắn gọn.

BĐ Viet Phan cho rằng quy hoạch treo nên loại bỏ càng sớm càng tốt để người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. “Chính quyền địa phương làm tốt việc quy hoạch chính là tạo lập sự bình đẳng, sự công bằng, minh bạch cho mỗi người dân trong cuộc sống”, BĐ này ý kiến.

Cần có “địa chỉ” chịu trách nhiệm

Các DA treo kéo dài làm người dân khốn khổ, nhà nước thì thất thu ngân sách, còn bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác. Nhiều ý kiến đề nghị ngoài việc tăng cường công tác giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xử lý các tồn tại, vi phạm pháp luật về đất đai tại các địa phương, khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai... thì cũng cần phải quy trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan để quy hoạch kéo dài hàng chục năm không thực hiện. “Nhà nước thất thu ngân sách, người dân trong khu quy hoạch treo khổ trăm bề. Do đâu? Không nói chung chung được, mà phải chỉ thẳng tên thẳng người, đơn vị chịu trách nhiệm”, BĐ Phương Lê đề nghị.

“Vì sự phát triển văn minh cho nên quy hoạch vẫn phải quy hoạch, nhưng phải quy định thời hạn thi công DA, tối đa không quá 5 năm và cho gia hạn chỉ một lần. Nếu quá thời hạn mà không thi công thì phải bồi thường thiệt hại trong thời gian người dân bị đình trệ công việc do ảnh hưởng quy hoạch treo”, BĐ Văn Phương góp ý.

Trong khi đó, BĐ Võ thẳng thắn: “Không nên có chữ “treo”, chỉ có làm hay là không. Khi quy hoạch, DA được duyệt là phải triển khai ngay, không hẹn, không có bất cứ lý do gì khác để treo”.


* Đề nghị lãnh đạo TP.HCM cho địa chỉ cụ thể cơ quan nào xóa quy hoạch treo để người dân liên hệ.

Lê Tài


* Quá khổ cho người dân! Nghe các cấp nói hoài, nhiều lần rồi mà sao vẫn không xóa “treo” được...

Se Ngo


* Quy hoạch treo mà cứ để đó mấy chục năm, muốn sửa chữa xây cất hay mua bán đều rất khó khăn, nhất là quy hoạch hỗn hợp và quy hoạch cây xanh...

Cathy Loan
 


Theo Đ.Huân (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất