Quy hoạch Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên ảnh hưởng 8.600ha rừng tự nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khu vực đề nghị lập quy hoạch dự án Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên ảnh hưởng tới 8.622ha rừng tự nhiên.
Ngày 9-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có văn bản gửi UBND huyện Bảo Lâm về việc góp ý về ý tưởng quy hoạch dự án Khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí Cao nguyên Lâm Viên (Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên) của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova.
Qua nghiên cứu, xem xét hồ sơ gửi kèm, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết khu vực dự tính quy hoạch dự án thuộc địa giới hành chính huyện Bảo Lâm, với diện tích 32.309ha.
Về quy hoạch, theo quyết định số 503 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng, khu vực đề nghị ý tưởng quy hoạch dự án Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp, đối tượng rừng phòng hộ với diện tích 3.377ha; đất quy hoạch lâm nghiệp đối tượng rừng sản xuất 7.930ha và phần còn lại ngoài quy hoạch lâm nghiệp 21.001ha.
Về hiện trạng rừng, khu vực đề nghị ý tưởng quy hoạch dự án Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên thì đất có rừng tự nhiên là 8.622ha; rừng gỗ trồng núi đất 1.569ha; đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng 47,47 ha; diện tích có cây gỗ tái sinh núi đất 7,61ha; đất chưa có rừng khoảng 22.061ha.
Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng nhận định, khu vực đề nghị ý tưởng quy hoạch dự án Khu đô thị Cao nguyên Lâm Viên có ảnh hưởng tới khoảng 11.307ha; trong đó có khoảng 8.622ha rừng tự nhiên; khoảng 1.569ha rừng trồng.
Từ cơ sở trên, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND huyện Bảo Lâm hướng dẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova điều chỉnh khu vực đề nghị ý tưởng quy hoạch dự án không ảnh hưởng đến cơ cấu 3 loại rừng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt; đồng thời phải đảm bảo không tác động đến rừng tự nhiên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.