Góc nhìn phóng viên:

Quy hoạch, đầu tư đồng bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua vài trận mưa vừa rồi, các hộ dân xung quanh Cụm công nghiệp Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng khổ sở vì bùn đất tràn vào nhà.

Chính quyền địa phương đã chủ động, ban quản lý dự án cùng nhà thầu cũng ứng trực phương tiện, nhân lực để giúp dân giảm thiểu hậu quả, dọn vệ sinh ngay sau mưa. Các phương án chống sạt lở, ngăn bùn đất đổ xuống khu vực thấp trũng đã có, đã thực hiện...

Nhưng nghịch lý là, dù làm đúng mọi quy trình, người dân vẫn phải "sống chung" với bùn đất vào mùa mưa. Nguyên do, Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã làm xong nhưng hạ tầng thoát nước và đường giao thông chưa có vì phải chờ khớp nối với Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, mà giai đoạn 2 thì chưa thực hiện. Để khắc phục, hiện chính quyền Q.Cẩm Lệ tiếp tục đề xuất đầu tư đường giao thông và hệ thống thoát nước. Dù cố gắng và nhanh, thì trước mắt người dân trong khu vực vẫn phải "chịu đựng" hết mùa mưa năm nay.

Tương tự, ở biển Đà Nẵng, dù TP đã nỗ lực đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng cho 3 dự án giải quyết xả thải ra biển, nhưng như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã nói khi đi kiểm tra thực tế rằng "nước mưa đổ ra biển không thể sạch hoàn toàn". Là vì, cơ quan quản lý nhà nước không thể "kiểm soát" thói quen đổ chất thải xuống cống thoát nước của người dân, cơ sở kinh doanh. Do đó, TP đang phải đầu tư thêm gần 400 tỉ đồng để chuyển dòng xả thải về sông Hàn.

400 tỉ đồng là nhiều, nhưng sẽ không lớn bằng con số 3.000 tỉ đồng đã đầu tư các hệ thống thoát nước trước đó ở khu vực biển Đà Nẵng. TP.Đà Nẵng đã từng có cuộc lột xác ngoạn mục về hạ tầng đô thị, nhưng dường như bức tranh tổng thể về hạ tầng và các vấn đề mặt trái của đô thị phát triển nóng vẫn chưa có giải pháp lâu dài.

Hai câu chuyện vừa nêu cũng là thực trạng của một số dự án, công trình khác, cho thấy ở các đô thị luôn cần được quy hoạch với tầm nhìn rộng và dài, để các công trình, dự án sau khi xây dựng có thể sử dụng ngay, không phải bổ sung, điều chỉnh. Và quan trọng là người dân được sớm thụ hưởng các tiện ích đô thị.

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.