Quay cuồng trong cơn khát cát - Bài 4: Sạt lở bủa vây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ đầu năm đến nay, tình hình sạt lở tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng trái quy luật tự nhiên. Nhiều đất đai, nhà cửa, công trình, đường giao thông… bị dòng nước cuốn trôi, hoặc đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp...

Tăng cả về số lượng và độ nghiêm trọng

Bà Lê Thị Năm (70 tuổi, ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Cần Thơ) vẫn nhớ như in việc phân nửa căn nhà đang ở bị nước sông nuốt trọn vào một sáng cuối tháng 5 vừa qua. “Từ năm ngoái gia đình đã thấy nứt đất, nứt tường nên gia cố bờ sông, nhưng vết nứt lớn dần rồi bờ sông lở. Vừa sáng ra tôi nghe tường nhà rắc rắc, nền nhà có nhiều vết nứt kéo dài, tôi hô cả nhà vùng chạy ra đường. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, phòng bếp rồi công trình phía sau cùng nhiều tài sản bị lôi hết xuống sông”, bà Năm nhớ lại. Căn nhà của gia đình bà Năm là 1 trong 10 hộ có nhà bị sông Bình Thủy cuốn trôi vào sáng 31/5.

Sau đó 1 tháng, tới lượt bờ sông Bến Bạ và sông Bùng Binh đoạn qua quận Cái Răng (Cần Thơ) cũng sạt lở. Các vị trí sạt lở lấn sâu vào mặt đường làm chia cắt giao thông. Các hộ dân tại vị trí sạt lở phải nhường đất làm đường tạm cho người dân trong khu vực đi lại, chờ chính quyền đầu tư kè và làm lại đường. Ông Trần Vũ Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế quận Cái Răng liệt kê, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn quận có 4 điểm sạt lở bờ sông. Trước mắt, địa phương vận động người dân di dời tài sản khỏi khu vực nguy cơ sạt lở cao, gia cố tạm bằng cọc tre, chờ bố trí ngân sách làm bờ kè kiên cố. Số liệu của UBND TP. Cần Thơ cho thấy, trong năm 2023, địa phương xảy ra 41 vụ sạt lở bờ sông, với tổng chiều dài sạt lở hơn 2,4km, làm bị thương 2 người, ảnh hưởng 29 căn nhà.

Sạt lở nghiêm trọng tại Cầu Kè, Trà Vinh

Sạt lở nghiêm trọng tại Cầu Kè, Trà Vinh

Mới nhất, ngày 29/7, UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ kênh La Ghì (xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn). Bờ kênh này bắt đầu sạt lở rạng sáng 19/7, làm hỏng 25m bờ kè bê-tông, ăn sâu vào bờ 4-5m, hư hỏng một phần đường giao thông, và nguy cơ cao lở thêm 195m bờ, ảnh hưởng 15 hộ dân. Tại huyện Trà Ôn, tính từ cuối năm 2023 đến nay có 71 đoạn bờ bao sạt lở, tổng chiều dài gần 1,6km. Trước đó, trong tháng 6, UBND tỉnh Vĩnh Long cũng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Măng Thít (qua huyện Vũng Liêm), vị trí sạt lở dài hơn 260m, ảnh hưởng tới 13 hộ dân, trong đó có 2 căn nhà bị kéo sập hoàn toàn.

Số liệu từ Bộ KH&ĐT cho thấy, ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước. Cụ thể, sản lượng lúa chiếm 56% cả nước, sản lượng trái cây chiếm 60%, sản lượng tôm chiếm 70%, sản lượng cá tra chiếm 95%...

Trước đó ít ngày, ngày 26/7, tỉnh Trà Vinh cũng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Hậu qua xã Ninh Thới và Hòa Tân (huyện Cầu Kè), uy hiếp tuyến đường mới đầu tư năm 2021. Từ khi tuyến đường ven sông Hậu này đưa vào sử dụng tới nay đã xảy ra 15 điểm sạt lở, trong đó có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng ăn sâu vào bờ 5-10m, sát móng đường, và nguy cơ còn sạt lở thêm.

Tại Hậu Giang, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 22 điểm sạt lở dài 610m, làm mất gần 3.000m2 đất, ước thiệt hại hơn 3 tỷ đồng. Còn năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 63 vụ sạt lở với tổng chiều dài hơn 1,5km, thiệt hại hơn 5,6 tỷ đồng. Hậu Giang hiện có khoảng 336km bờ sông có nguy cơ bị sạt lở với 212 điểm, khoảng 1.000 hộ dân, tập trung nhiều ở các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành...

Sông bên lở - bên bồi đã là quá khứ

Trong tâm trí nhiều người, trong nhiều câu ca, điệu hát, các dòng sông theo lẽ tự nhiên sẽ bên lở - bên bồi. Tuy nhiên, tại nhiều vùng ĐBSCL hiện nay, dần quen với hình ảnh đôi bờ đều lở, các cồn bãi 3 bên 4 bên đều lở, lở từ sông lớn tới các nhánh sông, kênh nội đồng.

Sạt lở bờ sông Hậu dọc tuyến đường giao thông ven sông mới đưa vào khai thác năm 2021, đoạn qua huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Cảnh Kỳ

Sạt lở bờ sông Hậu dọc tuyến đường giao thông ven sông mới đưa vào khai thác năm 2021, đoạn qua huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Cảnh Kỳ

Với Bến Tre, sạt lở và nguy cơ sạt lở không chỉ có bờ sông còn với bờ biển. Ông Nguyễn Quang Thương, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - Chi Cục trưởng Thủy lợi tỉnh Bến Tre cho biết, sạt lở ảnh hưởng đến hơn 1,1km kè bờ biển; hơn 1km bờ bao sông, gần 1km đường giao thông nông thôn hư hỏng, ảnh hưởng đến khoảng 200ha đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Riêng trong tháng 6/2024, tỉnh Bến Tre xảy ra 4 vụ sạt lở bờ sông đoạn qua các huyện Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Châu Thành, làm nhiều nhà dân bị cuốn xuống sông.

Ông Thương nhìn nhận, những năm gần đây tốc độ sạt lở bờ sông rất nhanh, trái quy luật, có sông sạt lở cả 2 bên bờ, thay vì bên lở - bên bồi như quy luật tự nhiên trước đây. Thậm chí, gần đây còn xuất hiện sạt lở trong kênh nội đồng. “Trước đây, theo quy luật tự nhiên, sạt lở chỉ xảy ra ở những sông lớn, bờ biển, còn các sông nội đồng, kênh rạch khá yên bình, lưu lượng dòng chảy thấp nên hầu như không sạt lở. Tuy nhiên, những năm gần đây sạt lở cả những con kênh, rạch, nhánh nội đồng ra tới sông lớn”, ông Thương nói.

Một số tỉnh ven biển vùng ĐBSCL còn đối mặt với tình trạng sạt lở bờ biển, như tại Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Cà Mau cho biết, tỉnh có đến 187/254km bờ biển bị ảnh hưởng sạt lở. Trong 10 năm trở lại đây, hơn 5.250ha đất rừng ven biển biến mất do sạt lở. Bên cạnh đó, tình hình sạt lở bờ sông cũng rất nan giải, Cà Mau hiện có khoảng 425km bờ sông, rạch bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở tiếp.

Hiện trường vụ sạt lở bờ sông Bình Thủy, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ sáng 31/5/2024. Ảnh: Cảnh Kỳ

Hiện trường vụ sạt lở bờ sông Bình Thủy, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ sáng 31/5/2024. Ảnh: Cảnh Kỳ

Tương tự, tại bờ biển Trà Vinh đoạn qua xã Hiệp Thạnh và Trường Long Hòa (thị xã Duyên Hải) đã và đang tiếp tục sạt lở. Tháng 11/2023, bờ kè biển qua xã Hiệp Thạnh bị sóng cuốn trôi hơn 150m2; nguy cơ ảnh hưởng đến khoảng 50ha đất sản xuất và đời sống của 30 hộ dân. Thời điểm đó, tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển để bố trí 140 tỷ đồng gia cố bờ kè.

Còn tại Kiên Giang, địa phương có hơn 200km bờ biển, ghi nhận 21 điểm sạt lở với tổng chiều dài 122km, tập trung ở 5 huyện: An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương. Tỉnh này đã đầu tư xây dựng hơn 68km bờ kè biển, còn gần 53km cần đầu tư để gia cố, ngăn sạt lở.

Về nguyên nhân sạt lở, sở ngành chức năng các tỉnh vùng ĐBSCL đều chung nhận định, do thay đổi dòng chảy, triều cường, nước và phù sa sông Mê Kông về đồng bằng ngày càng giảm. Bên cạnh đó, từ hoạt động của con người, như đào ao nuôi trồng thủy sản sát bờ sông, bờ biển, xây dựng nhà ở ven bờ, khai thác cát trái phép, khai thác nước ngầm quá mức, tàu thuyền hoạt động tạo thêm sóng… làm tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Sạt lở gây mất đất, mất nhà, sinh kế của người dân sống ven sông, ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(Còn nữa)

Theo NHÓM PV ĐBSCL

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.