Quan tâm xây dựng nguồn lực con người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực quan trọng, là yếu tố quyết định đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt là khi chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế phát triển toàn diện con người trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.  
 

Chỉ có xây dựng môi trường phát triển tốt nhất cho con người mới có thể khơi dậy sức mạnh to lớn của đất nước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Ảnh: Phong Anh, Nguồn: Báo Nhân Dân Cuối tuần)
Chỉ có xây dựng môi trường phát triển tốt nhất cho con người mới có thể khơi dậy sức mạnh to lớn của đất nước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Ảnh: Phong Anh/ nguồn: Báo Nhân Dân Cuối tuần)

Nói nguồn lực con người quyết định cho sự phát triển của đất nước, e cũng là chuyện tự cổ chí kim, các đấng minh quân, các nhà lãnh đạo tài ba của mọi quốc gia có ai không biết điều này. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói một cách dung dị rằng: “Cán bộ nào, phong trào ấy” khi đề cập đến vai trò của con người đối với sự nghiệp cách mạng. Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ sau chính là những kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến lược phát triển con người: Con người lãnh đạo phong trào và con người-với tư cách là công dân, là chủ nhân dựng xây đất nước.

Tiếp thu sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng phát triển con người, xem con người là trọng tâm trong tất cả chính sách phát triển đất nước.

Trước thời cơ phát triển mới, dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa xác định: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển tài năng, trí tuệ, phẩm chất con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước”. Quan điểm này đang thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia, cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chúng ta đang đặt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển (hoặc nước công nghiệp hiện đại) có thu nhập cao. Để đạt được mục tiêu này, yếu tố quyết định chính là xây dựng và phát huy được nguồn lực con người-con người được tự do phát triển, tự do sáng tạo, yêu nước và tự hào dân tộc.

Xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay là phát huy giá trị văn hóa, quyền lực mềm và thương hiệu quốc gia. Đó chính là quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lấy con người là trung tâm.

Trên cơ sở định hướng và yêu cầu đặt ra cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới-thời kỳ phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ, thời kỳ của hội nhập, phát triển toàn diện, dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng chỉ ra 1 trong 3 đột phá chiến lược là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực then chốt”.

Việc nêu lên quan điểm này cho thấy, Đảng ta đã có một tầm nhìn xa cho quá trình đi lên của đất nước. Đó là phát triển nguồn nhân lực nói chung và tập trung xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Muốn vậy, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Cần có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Muốn có “một tòa nhà nhân lực” cho đất nước thì phải chuẩn bị tốt “những viên gạch con người”. Gạch có chín, có chắc thì nhà mới vững. Con người phải luôn là trung tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế-xã hội. Có vậy, đất nước mới phát triển, kinh tế mới giàu mạnh, đủ sức cạnh tranh với thế giới. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể nói đến một tương lai xán lạn cho đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một bài viết mới đây đã nhấn mạnh: “Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

Xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực quan trọng, là yếu tố quyết định với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Công việc ấy đòi hỏi một cách tiếp cận khoa học, thực tế, thận trọng nhưng phải sáng tạo, quyết liệt. Chỉ có xây dựng môi trường phát triển tốt nhất cho con người mới có thể khơi dậy sức mạnh to lớn của đất nước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.