Quan tâm giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ trước đến nay vẫn có 2 luồng ý kiến trái chiều về giáo dục giới tính cho thanh-thiếu niên. Một luồng ý kiến cho rằng “không nên vẽ đường cho hươu chạy”; nhóm khác lại nhất quyết bảo vệ quan điểm “thà vẽ đường cho hươu còn hơn để nó tò mò và chạy sai đường”. Vậy, các bậc phụ huynh đã bao giờ nghĩ đến các phương cách để giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính cho con em mình?

Nhiều tranh luận cũng chỉ ra rằng, chương trình giáo dục hiện nay nặng về học kiến thức, còn thiếu thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng sống. Có lẽ vì thế nên vấn đề liên quan đến cải cách giáo dục lúc nào cũng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Giáo dục về giới tính chỉ là một mảng nhỏ của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Thời gian qua, việc xây dựng, bồi đắp kỹ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục giới tính còn khá hạn chế nên kết quả là tỷ lệ nạo phá thai của Việt Nam vẫn nằm ở mức báo động; tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở nhiều nơi.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Qua thực tiễn và thông qua khảo sát bằng phỏng vấn sâu, bảng hỏi, nhóm giảng viên bộ môn Công tác xã hội (Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai) đã lồng ghép việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, sinh viên (HSSV) của trường. Mỗi người một phương pháp khác nhau nhằm truyền tải những thông điệp cơ bản về giới tính cho HSSV để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.

Gia Lai là địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Vì thế, chất lượng đầu vào của HSSV Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai không đồng đều. Một bộ phận HSSV là người dân tộc thiểu số đến từ vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận thông tin còn hạn chế nên khi được hỏi về các phương pháp phòng tránh thai, phòng tránh HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản… các em đều lắc đầu và đỏ mặt. Để việc truyền tải thông điệp có hiệu quả, các thầy-cô giáo đã xây dựng chương trình giúp các em tiếp cận dần. Cùng với việc phát tờ rơi, áp phích, sách hướng dẫn để tạo tâm thế cho HSSV, các thầy cô đã… đem bao cao su vào lớp học để hướng dẫn trực quan cho HSSV. Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể, các tiết mục văn nghệ đều lồng ghép hình ảnh để truyền tải thông điệp về tình dục an toàn đến đông đảo HSSV. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, nhà trường sẽ thành lập một câu lạc bộ tham vấn tâm lý để gỡ rối các vấn đề khó nói cho các bạn HSSV. Câu lạc bộ sẽ là nơi tin cậy để các bạn HSSV trút bỏ những điều phiền muộn không biết chia sẻ cùng ai.

Giáo dục kỹ năng sống cho thanh-thiếu niên là một quá trình song hành với giáo dục chuyên môn. Vì vậy, gia đình phải tạo được môi trường chia sẻ, cởi mở; nhà trường các cấp bên cạnh dạy chữ cần lồng ghép thêm nhiều kỹ năng để trẻ có thể tăng sức đề kháng trước những vấn đề nguy hiểm rình rập cận kề.

Tạ Ngọc Điệp

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.