Emagazine

E-magazine Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, diễn ra trong năm Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023). Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương. Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới. Thành tựu hợp tác tốt đẹp là cơ sở để hai nước tiếp tục nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ hướng tới mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Dấu ấn hợp tác chính trị-ngoại giao

Tháng 7/1995, sau hành trình dài nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, một sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt diễn ra. Đêm 11/7 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rạng sáng 12/7 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Quá khứ được gác lại, chương mới trong lịch sử hai nước mở ra.

Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN)

Sự kiện bình thường hóa quan hệ diễn ra cách đây 28 năm đã làm tiền đề cho bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Ngay tháng 8/1995, hai nước khai trương Đại sứ quán tại Washington và Hà Nội. Các chuyến thăm sau đó của lãnh đạo cấp cao hai nước tới Việt Nam và Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ.

Về phía Hoa Kỳ, sau khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, 4 Tổng thống Hoa Kỳ đều thăm Việt Nam: Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George W.Bush (năm 2006), Tổng thống Barack Obama (năm 2016) và Tổng thống Donald Trump (năm 2017). Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng có các chuyến thăm Hoa Kỳ, như Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (năm 2017)…

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm tại Nhà Trắng, ngày 7/7/2015. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm tại Nhà Trắng, ngày 7/7/2015. (Ảnh: TTXVN)

Đặc biệt, tháng 7/2013, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, hai bên đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới.

Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

* Năm 1995: Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ hai nước (ngày 12/7).

* Năm 2000: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 16 đến 19/11).

* Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 19 đến 25/6).

* Năm 2006: Tổng thống Hoa Kỳ George Bush thăm chính thức Việt Nam, dự Hội nghị cấp cao APEC (từ ngày 17 đến 20/11).

* Năm 2007: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 18 đến 23/6).

* Năm 2008: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 23 đến 26/6).

* Năm 2013: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 24 đến 26/7). Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.

* Năm 2015: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 6 đến 10/7). Hai nước ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ.

* Năm 2016: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 22 đến 25/5).

* Năm 2017: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 29 đến 31/5).

* Năm 2017: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm cấp nhà nước tới Việt Nam; dự Hội nghị cấp cao APEC (từ ngày 11 đến 12/11).

* Năm 2018: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73, tại Hoa Kỳ (từ ngày 26 đến 27/9).

* Năm 2019: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhân dịp Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên được tổ chức tại Việt Nam (ngày 27/2).

* Năm 2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, thảo luận về phối hợp phòng, chống dịch Covid-19 (ngày 6/5).

* Năm 2021: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam (từ ngày 24 đến 26/8).

* Năm 2021: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, có các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ (từ ngày 21 đến 24/9).

* Năm 2022: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ, thăm làm việc tại Hoa Kỳ (từ ngày 11 đến 17/5).

* Năm 2023: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (ngày 29/3).

* Năm 2023: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam (dự kiến từ ngày 10 đến 11/9).

Nền tảng quan trọng cho phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ là sự khẳng định của hai bên về các nguyên tắc cơ bản, như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán coi trọng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, phát huy kết quả hợp tác và tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển hơn nữa, trên cơ sở các nguyên tắc căn bản đã được lãnh đạo cấp cao hai bên nhất trí.

Hoa Kỳ nhất quán khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam “mạnh, độc lập và thịnh vượng”, đánh giá cao vai trò của Việt Nam và coi trọng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, hướng tới nâng tầm quan hệ.

Trên cơ sở đó, Việt Nam và Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác chính trị-ngoại giao, duy trì các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hiểu biết và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. Thông qua các cuộc tiếp xúc song phương tại các diễn đàn đa phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; phối hợp ngày càng hiệu quả trong giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015. (Ảnh: TTXVN)

Đáng chú ý, tháng 3/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden có cuộc điện đàm quan trọng, định hướng và tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hai nước.

Tại điện đàm, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao thành tựu phát triển tích cực, toàn diện của quan hệ hai nước thời gian qua; nhất trí thúc đẩy, phát triển, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, theo tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tiếp tục phát triển sâu sắc, bền vững và thực chất quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu một số phương hướng lớn, tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các cấp, các ngành dưới các hình thức linh hoạt, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ Chính phủ, Quốc hội, quan hệ giữa các đảng và nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục mở rộng và đưa hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ là trọng tâm và động lực cho quan hệ, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc phòng-an ninh, coi trọng thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững, hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực mới như logistics, kinh tế số, chuyển đổi xanh, y tế, đẩy mạnh hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh…

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc tăng cường hữu nghị và đối thoại, củng cố hòa bình, thúc đẩy phát triển, đề cao luật pháp quốc tế và ứng phó với những thách thức chung.

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, ngày 12/5/2022 (giờ địa phương). (Ảnh: TTXVN)

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, ngày 12/5/2022 (giờ địa phương). (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam “độc lập, tự cường và thịnh vượng”; tái khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của Việt Nam; nhất trí rằng sự tôn trọng là một nền tảng quan trọng của quan hệ hai nước.

Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; mong muốn sự hợp tác của Việt Nam và các nước trong đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ủng hộ và hợp tác thúc đẩy khu vực Mê Công phát triển hòa bình, bền vững; khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, nhận định về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nhiều người dùng từ “kỳ diệu”. Đại sứ cho biết, hai nước đã đạt được rất nhiều thành tựu hợp tác, mà cách đây 28 năm ít ai hình dung được. Song phải khẳng định, những “trái ngọt” mà hai nước có được ngày hôm nay không phải do may mắn, hay ngẫu nhiên, mà là kết quả của cả một quá trình nỗ lực vun đắp bền bỉ của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Yếu tố bao trùm thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là sự phát triển của mối quan hệ hợp tác, đối tác này thật sự mang lại lợi ích chung, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vì hòa bình và phát triển của hai nước và của khu vực. Một yếu tố quan trọng nữa là cách hai nước ứng xử với nhau. Đó là sự tôn trọng, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Là sự chân thành và thiện chí hợp tác, tìm kiếm sự hiểu biết để giải quyết những khác biệt.

- Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Phu nhân gặp gỡ nạn nhân do bom mìn Mỹ gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 18/11/2000. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Phu nhân gặp gỡ nạn nhân do bom mìn Mỹ gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 18/11/2000. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, chiều 23/5/2016. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, chiều 23/5/2016. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Hoa Kỳ George Bush chơi đàn bầu - nhạc cụ truyền thống của Việt Nam trong bữa tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-20/11/2006. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Hoa Kỳ George Bush chơi đàn bầu - nhạc cụ truyền thống của Việt Nam trong bữa tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-20/11/2006. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhân dịp ông Trump tới Hà Nội dự Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ 2, ngày 27/2/2019. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhân dịp ông Trump tới Hà Nội dự Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ 2, ngày 27/2/2019. (Ảnh: TTXVN)

Bước tiến dài về hợp tác kinh tế

Cùng quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cũng là lĩnh vực hợp tác thành công giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trở thành trọng tâm, nền tảng và động lực phát triển cho quan hệ chung giữa hai nước.

Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên khoảng 130 tỷ USD năm 2022.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm phù hợp thị trường và thị hiếu tiêu dùng của Hoa Kỳ, chủ lực gồm máy móc, thiết bị điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Về đầu tư, nhiều năm qua, Hoa Kỳ là đối tác có đầu tư lớn tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC), ngày 22/3/2023. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC), ngày 22/3/2023. (Ảnh: TTXVN)

Các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam; mong muốn mở rộng hợp tác với các đối tác Việt Nam trong những lĩnh vực Việt Nam quan tâm, như phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số, đầu tư công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.

Hai bên duy trì trao đổi thường xuyên để tăng cường hợp tác, thảo luận về triển vọng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới mà mỗi bên có nhu cầu. Hai nước cũng đối thoại thẳng thắn, thực chất và xây dựng, nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quan hệ thương mại. Đáng chú ý, tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ.

Ở tầm khu vực, Việt Nam tích cực tham gia thảo luận cùng Hoa Kỳ và các đối tác khác về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Trong thông điệp nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nhấn mạnh, hai nước có cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới, nhất là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thúc đẩy cơ hội kinh tế bao trùm, thông qua IPEF để dẫn đầu tiến trình định hình nền kinh tế thế kỷ 21 trong các lĩnh vực như: hạ tầng kỹ thuật số, chuỗi cung ứng có sức chống chịu tốt, thương mại công bằng và cơ sở hạ tầng. Hai quốc gia đang làm việc cùng nhau trên nhiều lĩnh vực vì lợi ích chung là đem lại lợi ích cho người dân hai nước và trên thế giới.

- Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken

Không ngừng khai thác tiềm năng

Quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cơ bản duy trì đà phát triển, nổi bật là việc Việt Nam ba lần đón tàu sân bay Hoa Kỳ thăm cảng Đà Nẵng trong các năm 2018, 2020 và 2023. Hai bên duy trì cơ chế đối thoại thường niên.

Hợp tác nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục là ưu tiên cao và đạt nhiều kết quả cụ thể. Hoa Kỳ tiếp tục tăng ngân sách cho dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa, hỗ trợ người khuyết tật ở các vùng bị nhiễm dioxin, viện trợ cho các dự án rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập và giám định hài cốt bộ đội Việt Nam trong chiến tranh. Các cơ quan Việt Nam phối hợp cùng phía Hoa Kỳ tìm kiếm, xác định và trao trả cho phía Hoa Kỳ hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích.

Hai bên cũng tổ chức thành công Đối thoại chính sách quốc phòng và thông qua Kế hoạch hành động quốc phòng giai đoạn 2022-2024, tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại thường niên và phối hợp thúc đẩy Chương trình Đối tác Thái Bình Dương năm 2023.

Quang cảnh Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2022. (Ảnh: TTXVN)

Quang cảnh Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2022. (Ảnh: TTXVN)

Hợp tác giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ cũng đạt nhiều bước tiến tích cực. Cơ quan Tài chính Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) công bố khoản ngân sách 37 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam vay để xây trường ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai bên cũng phối hợp triển khai đợt tình nguyện viên Hoa Kỳ đầu tiên giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam vào tháng 10/2022. Hiện Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương.

Chúng tôi quan tâm lĩnh vực hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời mong muốn ngày càng có thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang học và làm việc tại Hoa Kỳ và ngược lại, có nhiều bạn trẻ Hoa Kỳ sang học tập và làm việc tại Việt Nam. Chính những bạn trẻ này sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực.

- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper


Hợp tác y tế, ứng phó Covid-19 và phục hồi sau đại dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục là điểm sáng, nhất là trong công tác hỗ trợ lẫn nhau về trang thiết bị y tế, tiếp cận vaccine, chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch và bảo hộ công dân. Ngoài ra, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng.

Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề cùng quan tâm, nhất là trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như tại các diễn đàn khu vực, như ASEAN, APEC… và trong các vấn đề toàn cầu. Hoa Kỳ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã phối hợp thúc đẩy các bên liên quan đạt đồng thuận để nâng cấp quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 11. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 11. (Ảnh: TTXVN)

Song song các mặt hợp tác, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ cũng có một số vấn đề tồn tại. Tuy nhiên, hai bên đã xây dựng được những phương thức hiệu quả để quản lý và giải quyết, tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng về các vấn đề còn khác biệt, không để ảnh hưởng đà hợp tác chung tích cực của quan hệ hai nước.

Việt Nam và Hoa Kỳ có những khác biệt về lịch sử, văn hóa, phong tục, chênh lệch về trình độ phát triển. Hậu quả, vết thương chiến tranh giữa hai nước còn lớn. Thêm nữa, môi trường quốc tế, khu vực diễn biến nhanh và phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng là hai bên có thiện chí, chân thành và có cơ chế trao đổi để lắng nghe, hiểu quan điểm của nhau, qua đó tăng lên điểm đồng, thu hẹp khác biệt.

- Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng

Nhìn lại những gì hai nước đã cùng nhau làm được, vị thế mới của Việt Nam cũng như lịch sử phát triển của quan hệ, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng tin tưởng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới. Điều đó phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường, có lý do để tin rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đà phát triển trong những năm tới. Một trong những cơ sở đó là quan hệ hai nước đã trải qua nhiều thử thách kể từ khi bình thường hóa và nâng cấp lên Đối tác toàn diện, song vẫn phát triển khá toàn diện và được hai bên đánh giá tích cực. Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế-chính trị ở khu vực và thế giới, Việt Nam và Hoa Kỳ có thêm nhiều cơ hội hợp tác ở tầm cao hơn.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm cũng khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc đưa quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới. Tầm vóc mới của quan hệ hai nước sẽ xác lập khuôn khổ bền vững, ổn định, lâu dài và mở ra không gian cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới.

Ngày xuất bản: 9/9/2023

Chỉ đạo thực hiện: CHU HỒNG THẮNG - PHẠM TRƯỜNG SƠN

Nội dung: NINH SƠN – THANH THỂ

Trình bày: HOÀNG HÀ


Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.