Quà tặng từ sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Sách là công cụ dùng để ghi chép, lưu trữ và lưu truyền những hiểu biết của con người về thế giới khách quan”, “Để vàng bạc chẳng bằng để sách cho con” hay “Một kho vàng không bằng một nang chữ”… Tất cả điều đó đã nói lên rằng, sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. 
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn sách làm quà tặng với mong muốn gửi những câu chuyện, những sẻ chia tới người mà họ thương mến.
Nếu có ai hỏi làm thế nào để kết nối với những người yêu thương của mình, câu trả lời của chị bạn tôi là: Sách! Đó không phải vì đọc sách ngày nay đã trở thành nét đẹp văn hóa phổ biến và là món quà tinh thần thiết thực được nhiều người lựa chọn. Chị nghĩ rằng, khi những cuốn sách được trao tặng đúng người, đúng thời điểm sẽ là thông điệp tình cảm chân thành mà chị muốn dành cho người được nhận.
Mẹ của chị là giáo viên đã nghỉ hưu. Ở tuổi lục tuần, trí nhớ mẹ đã giảm đi nhiều phần; thêm bệnh đau khớp, chứng mất ngủ kéo dài khiến mẹ càng mệt mỏi, nhiều khi có những lo lắng, suy nghĩ vẩn vơ, tiêu cực. Chị đã mua tặng mẹ những cuốn sách phù hợp với sở thích của người cao tuổi với mong muốn giúp mẹ cải thiện sức khỏe. Và chính món quà kỳ diệu từ sách đã giúp mẹ tự chữa lành những “vết thương” tuổi già. Mẹ bảo: Tuổi xế chiều của mẹ càng ý nghĩa hơn vì được ở bên gia đình, bên con cháu và được làm bạn cùng sách.
Chị cũng là giáo viên. Món quà chị chọn để dành tặng chính mình và cho những cô cậu học trò vào những dịp đặc biệt cũng thường là sách. Những cuốn sách chứa đựng câu chuyện cảm động về nghị lực sống, về ước mơ, hoài bão, đức hy sinh… với mong muốn tiếp thêm cho chị niềm tin, lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề đã chọn; với mong muốn nhắn gửi các em học sinh hãy biết vượt qua những khó khăn, thử thách; biết thấu cảm, giúp đỡ; biết quý trọng, yêu thương con người và cuộc sống này.
Chị tập cho con làm bạn với sách từ rất sớm. Cứ thế, theo thời gian, tình yêu sách đã dần trở thành niềm đam mê, hứng thú thực sự với con. Lúc thì con hí hửng khoe: “Mẹ ơi, nhờ đọc sách mà con sửa được lỗi viết sai chính tả đó mẹ”. Lúc con lại thủ thỉ sẻ chia: “Mẹ ơi, con sẽ giúp mẹ thật nhiều việc tốt như bạn Sâu Sâu, Đậu Đậu trong truyện con đọc vậy”. Khi con lại hào hứng: “Mẹ ơi, đọc cuốn Hoàng tử bé, con học được bao nhiêu điều thú vị luôn…”. Và đã không ít lần con hỏi chị những câu ngây thơ, ngồ ngộ: “Mẹ có thấy phiền khi có con ở bên cạnh không ạ?” hay: “Con ước mẹ sống một nghìn tuổi, mãi mãi ở bên con”… Chẳng thể kể xiết những điều kỳ diệu, đáng yêu mà con học được từ sách. Chỉ biết rằng, sách đã giúp con trưởng thành hơn rất nhiều bên cạnh vòng tay yêu thương của chị.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, văn hóa đọc đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Chúng ta vẫn thường quen với các cụm từ như “xây dựng văn hóa đọc” hay “phát triển văn hóa đọc”… Trong thực tế, sách đã giúp mỗi người thanh lọc sự lười biếng, thụ động, lối sống vô cảm, ích kỷ, buông xuôi của bản thân. Sách luôn là món quà lành mạnh, bổ ích mở ra hành trình khám phá và chinh phục thế giới tươi đẹp phía trước.
Ai đó đã nói rằng, sách là thế giới thu nhỏ và là niềm vui chung của tất cả mọi người. Và rằng, những thay đổi lớn vẫn luôn bắt đầu từ những thay đổi nhỏ. Chúng ta đừng lên kế hoạch cho ngày mai, tuần sau, tháng sau hay dịp này dịp khác mới đọc sách mà hãy bắt đầu thói quen đọc sách ngay từ bây giờ. Cuộc sống mỗi người sẽ thay đổi từ những trang sách hay!
XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.