Quá nhiều văn bản luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Đã có nghị quyết của Chính phủ, một văn bản sửa nhiều văn bản, dứt khoát phải chỉ đạo gom lại. Một đất nước mà văn bản chồng chất, ngay chúng ta cũng không nhớ hết, rất khổ" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói như vậy tại phiên làm việc với 10 bộ, cơ quan về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và các đề án vào ngày 1-10.
 

Hẳn nhiều người còn nhớ Quyết định 33 ngày 30-9-2008 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ghi rõ người có vòng ngực trung bình dưới 72 cm thì không được cấp bằng lái xe A1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 33 ngày 20-7-2012 quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ... Do sự bất hợp lý, thiếu khoa học nên sau khi các cơ quan báo chí lên tiếng, hai bộ đã bãi bỏ quyết định và thông tư nói trên.

Gần đây, khoản 4 điều 37 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 1-11), quy định học sinh (HS) không được "sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên (GV) cho phép". Điều này còn được hiểu theo nghĩa HS được sử dụng điện thoại trong giờ học vào mục đích học tập và dưới sự đồng ý của GV. Quy định này đã gây ra nhiều luồng dư luận, nhiều ý kiến lo ngại HS sẽ chểnh mảng học hành, việc sử dụng điện thoại trên lớp sẽ gây tác dụng ngược...

Giải thích tại một cuộc họp báo, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết GV cho phép sử dụng điện thoại vào mục đích học tập cũng chỉ trong một thời gian ngắn chứ không sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và cả GV vẫn cho rằng chưa thể an tâm với việc cho HS sử dụng điện thoại trong lớp...

Thực tế cho thấy không ít trường hợp cơ quan quản lý không theo kịp sự phát triển của xã hội nên chậm ban hành văn bản hoặc ban hành thì không còn phù hợp. Một bộ luật ra đời, chờ nghị định hướng dẫn, có nghị định rồi lại chờ thông tư, từ khi luật ra đời đến khi vào cuộc sống phải mất thời gian dài, đến khi vận dụng, diễn biến mới phát sinh, lại phải sửa luật. Thực trạng đó kéo dài nhiều năm, chúng ta chưa khắc phục được, chưa kể khi xây dựng dự thảo nghị định hay ban hành thông tư, các bộ, ngành còn "cài cắm" lợi ích cục bộ nhằm thủ lợi cho bộ, ngành. Mặt khác, còn có tình trạng không minh bạch, một văn bản pháp luật có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó cho người dân và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sách nhiễu, "tham nhũng vặt".

Để khắc phục tình trạng "văn bản chồng văn bản", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói phải giảm bớt các nghị định (chẳng hạn Bộ Luật Lao động có 15 nghị định, nên rút lại để chỉ còn nhiều nhất là 3) và một nghị định chỉ ban hành một thông tư hướng dẫn. Đẩy nhanh tiến độ và nâng chất lượng văn bản pháp luật mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng thể chế, xây dựng Chính phủ kiến tạo hành động trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Theo TOÀN THANH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

null