4 bác sĩ đi làm thêm xuyên tỉnh không phải là ăn cắp mà là lương thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

4 bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Thủ Đức được báo chí phản ánh khám bệnh trong giờ hành chính trong nhiều tháng tại một phòng khám tư nhân ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
 

 

4 bác sĩ ở TP Hồ Chí Minh đi làm thêm xuyên tỉnh vì lý do kinh tế khó khăn Ảnh: LĐO
4 bác sĩ ở TP Hồ Chí Minh đi làm thêm xuyên tỉnh vì lý do kinh tế khó khăn. Ảnh: LĐO


4 bác sĩ này cho biết vì không nắm được quy định pháp luật nên đã tự sắp xếp thời gian ca trực để làm thêm và chưa báo cáo với lãnh đạo khoa, ban giám đốc bệnh viện. Lý do cho việc làm sai phạm trên là do khó khăn về kinh tế.

Các bác sĩ này tự sắp xếp ca trực để đi làm thêm ở xa được là vì, một số chuyên khoa như Hồi sức tích cực chống độc, Khoa cấp cứu, Ngoại khoa.... bác sĩ trực hôm trước thì hôm sau sẽ được nghỉ cả ngày, các chuyên khoa khác thường được nghỉ buổi chiều của ngày hôm sau. Các bác sĩ tận dụng thời gian nghỉ, cũng có thể hoán đổi giờ trực với đồng nghiệp để có ngày đi tỉnh làm cho phòng khám tư nhân.

Mỗi ngày làm việc cho phòng khám tư nhân ở thị xã Gò Công, một bác sĩ được trả hơn một triệu đồng. Ngoài ra, còn có thu nhập tăng thêm dựa theo số lượng bệnh nhân đến khám.

Chạy từ TPHCM về đến Gò Công để khám bệnh cho bệnh nhân, chăm chỉ lao động để có thêm thu nhập, đó là lương thiện, không phải "ăn cắp" hay làm việc gì lén lút, mờ ám. Bởi vì về lý thì họ đã đi làm thêm không báo cho lãnh đạo, nhưng về bản chất thì họ đi kiếm sống bằng nghề của mình.

Suy xét sâu hơn, việc làm thêm của các bác sĩ này cũng góp phần vào việc chăm lo sức khỏe, cứu người, nơi vùng xa chưa có đủ điều kiện y tế tốt và thiếu bác sĩ giỏi. Có bác sĩ trình độ chuyên môn cao từ TPHCM đến tận nơi thăm khám, bệnh nhân không cần phải "đi Sài Gòn" khám bệnh xa xôi tốn kém, mất thời gian vì đã có "bác sĩ Sài Gòn".

Ngành y đang đối mặt với làn sóng nhân viên y tế nghỉ việc, những người giỏi được các cơ sở y tế tư nhân mời với mức lương cao hơn gấp từ 5 đến 10 lần. Rõ ràng, đồng lương của bệnh viện công trả cho họ không tương xứng với sức lao động và chất xám, họ phải tự cứu mình trước.

Những người chưa bỏ công đi làm tư thì có cách đi làm thêm, không có gì đáng trách hay chê bai, mà phải thấy đó là chuyện bình thường trong xã hội.

Xin trích lời của một bác sĩ trên Lao Động: "Thời gian rảnh có, thế nhưng với mức lương “ít ỏi” được nhận hàng tháng thì liệu có mấy ai an tâm ngồi nhà? Mà đói thì đầu gối cũng phải bò, từ làm thêm phòng mạch, bán hàng online, thậm chí là chạy xe…. công việc nào có thể kiếm thêm thu nhập, chúng tôi đều sẵn sàng làm, miễn là không phạm pháp và trái đạo đức lương y".

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/4-bac-si-di-lam-them-xuyen-tinh-khong-phai-la-an-cap-ma-la-luong-thien-1100265.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?