Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.

Trong bộn bề của hậu quả do bão lũ gây ra, con người nơi ấy cũng trăm mối ưu tư và tổn thương vây phủ. Những đồng hành về vật chất có thể sớm ổn định lại cuộc sống. Nhưng tiến trình đồng hành về mặt tâm lý sẽ là một tác động tạo động lực nội tại với những ai đã trải qua những mất mát to lớn như mất người thân, gia cảnh túng cùng, các hoạt động mưu sinh bị ảnh hưởng…

Đồng hành của tiến trình trị liệu sẽ rất cần thiết để ổn định tâm lý cũng như hồi phục những năng lượng tích cực cùng thúc đẩy mọi người vượt qua nghịch cảnh của thiên tai, bão lũ cũng như đón múc được nguồn năng lượng nội tại bên trong mỗi người.

Tham vấn trị liệu vốn dĩ không nằm ngoài mọi quy trình tổn thương của con người dù bình diện cá nhân hay cộng đồng/tập thể. Đặc biệt hơn với những cá nhân, cộng đồng/tập thể nơi trải qua những tổn hại từ thiên tai thì những tổn thương họ đối diện không chỉ là thiệt hại về vật chất, hạ tầng, công việc và sự mất mát người thân mà bản thân những tổn thương sang chấn luôn bao hàm trong nó những hệ lụy tất yếu bao gồm cả tổn thương vật chất và tinh thần từ bình diện cá nhân lẫn cộng đồng nơi thảm họa thiên tai đi qua. Nhưng thực tế thì trong bối cảnh chúng ta, hoạt động này dường như chưa được lưu tâm đúng mức từ bình diện vĩ mô đến vi mô.

Chính vì thế, chúng ta cần tính đến việc phục hồi tâm lý cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng. Đây là việc làm rất cần thiết, nhằm đem lại những hiệu quả lâu dài và sâu rộng trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng.

Những tổn thương mà bão lũ gây ra luôn có tầm phủ rộng đến mọi lứa tuổi cũng như hầu hết các tầng giới (từ trẻ con đến người già, từ học sinh đến giáo viên, từ nhà nông đến công chức... không trừ một ai) của cộng đồng nơi thiên tai đã đi qua. Qua đó, chúng ta có thể có một giải pháp mang tính hệ thống cho hoạt động tham vấn tâm lý cho bà con đang bị tổn thương sau thiên tai, bão lũ. Việc này không thể thực hiện cách chuyên sâu bước đầu bởi các chuyên gia đúng nghĩa, vì bối cảnh thực tế thì điều này khó khả thi. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu khắc phục hậu quả sau thiên tai, chúng ta có thể thông qua Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, thầy cô giáo đang cắm bản… để hỗ trợ bước đầu trong việc ổn định tâm lý cũng như việc sàng lọc cơ bản các biểu hiện tổn thương của bà con đang gặp phải.

Khi có những trường hợp cần can thiệp trị liệu chuyên sâu, cơ sở sẽ đề xuất lên các cơ quan chủ quản trực tiếp tiến hành liên hệ, kết nối người có khả năng tham vấn chuyên sâu hơn. Chúng ta có thể tổ chức các lớp trang bị kiến thức và kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng. Nhân sự thực hiện có thể tuyển chọn thông qua các đoàn thể tại địa phương tham gia. Việc tập huấn có thể tiến hành trực tuyến hoặc trực tiếp phù hợp với điều kiện. Nguồn lực có thể kêu gọi thêm sự tự nguyện dưới hình thức xã hội hóa, nhất là khi khắc phục hậu quả tâm lý cũng rất quan trọng.

Khi có sự phối hợp chung tay, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện.

TS Nguyễn Hoàng Dũng (Trường Đại học Bình Dương)

(Dẫn nguồn TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.