Ám ảnh chưa có hồi kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ám ảnh là cảm xúc của nhiều người trước thực trạng tin nhắn rác và cuộc gọi rác xuất hiện trở lại thời gian gần đây.

Thực tế, nỗi ám ảnh này là điều mà người dùng điện thoại di động đã đối mặt hơn 10 năm qua và gây không ít bức xúc. Trong suốt từng ấy năm, cứ mỗi lần dư luận phản ứng thì các nhà mạng, cơ quan chức năng liên quan lại đưa ra các giải pháp, cam kết này kia về việc sẽ giải quyết triệt để.

Còn nhớ, các biện pháp giải quyết tình trạng sim rác từng được khẳng định sẽ giúp xử lý triệt để tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Thế nhưng, đến nay cũng nhiều năm kể từ khi tình trạng sim rác được cho không còn, thì tin nhắn rác và cuộc gọi rác vẫn tồn tại.

Rồi cũng nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, các nhà mạng đưa ra giải pháp cho phép người dùng điện thoại di động được báo cáo để chặn các số gọi đến, nhắn tin rác. Nhưng thực tế, các tin nhắn rác hay cuộc gọi rác mỗi lần dùng một số khác nhau, nên việc chặn số này thì lại có số khác nên chỉ mất thời gian mà chẳng khả thi. Cứ thế, người dùng điện thoại di động phải gồng mình chịu trận nỗi ám ảnh bao năm.

Không những vậy, chính các nhà mạng cũng là đơn vị thường xuyên nhắn tin quảng cáo chẳng khác gì tin nhắn rác. Bản thân người viết sử dụng thuê bao của Vinaphone cũng nhận đến 3 tin nhắn quảng cáo của nhà mạng này chỉ tính riêng hôm qua (ngày 11.7). Và càng vô lý hơn khi các nhà mạng đưa ra một nguyên tắc muốn không nhận tin quảng cáo thì phải… đăng ký. Trong khi đó tại Mỹ, từ cách đây nhiều năm, do không thông báo cho 2 triệu khách hàng khi sử dụng thông tin cá nhân của họ trong các chiến dịch tiếp thị dịch vụ, nhà mạng Verizon (Mỹ) đã bị FCC phạt 7,4 triệu USD (hơn 150 tỉ đồng). Nên lẽ ra chính các nhà mạng muốn người dùng có nhận tin quảng cáo thì phải hỏi xin phép!

Ám ảnh tin nhắn rác, cuộc gọi rác giờ còn trở thành mối lo lớn hơn khi có cả các tin nhắn, cuộc gọi giới thiệu dịch vụ có tính chất lừa đảo như tuyển dụng này kia mà dư luận đã lên tiếng. Như vậy, mức độ nghiêm trọng và rủi ro từ tin nhắn rác cũng như cuộc gọi rác dường như đang ngày càng lớn hơn.

Cứ như thế, câu hỏi về trách nhiệm của nhà mạng, của cơ quan hữu trách càng cần được trả lời rõ ràng hơn. Hay phải chăng là việc giải quyết tin nhắn rác, cuộc gọi rác là bất khả thi? Người dùng phải tiếp tục chịu trận nỗi ám ảnh này mà không có hồi kết, không được bảo vệ quyền lợi chính đáng?

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ trái tim đến trái tim

Hành trình từ trái tim đến trái tim

Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" được ấp ủ, "hoài thai" trong một chuyến hải trình dài thăm các chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK trên thềm lục địa phía Tây Nam của Tổ quốc vào khoảng tháng 4-2015.
Nguồn động viên mới

Nguồn động viên mới

Tại kỳ họp 7, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp, trong đó đồng ý thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7, theo đề nghị của Chính phủ.
Đấu giá hay không đấu giá?

Đấu giá hay không đấu giá?

Đáp án của câu hỏi nói trên đã có từ lâu, khi luật Khoáng sản 13 năm trước đã quy định thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở tất cả các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực nhà nước xác định là không đấu giá.
Không để 'tát giá theo lương'

Không để 'tát giá theo lương'

Thảo luận các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7, đại biểu Quốc hội đề nghị phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, "té nước theo mưa" khi tăng lương cơ sở.
Để không phải nói 'giá như'

Để không phải nói 'giá như'

Vụ việc 3 cháu nhỏ tử vong trong vụ cháy nhà ở Đà Lạt mới đây một lần nữa báo động về việc người lớn phải bảo đảm an toàn cho trẻ em, đặc biệt trong mùa hè khi phần lớn trẻ nhỏ nghỉ học ở nhà.