Đấu giá hay không đấu giá?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đáp án của câu hỏi nói trên đã có từ lâu, khi luật Khoáng sản 13 năm trước đã quy định thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở tất cả các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực nhà nước xác định là không đấu giá.

Lợi ích của việc đấu giá đối với khoáng sản là rất rõ. Không chỉ minh bạch và công bằng, thống kê từ các cuộc đấu giá thành công trong hơn 10 năm thực hiện cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho thấy giá trúng đấu giá tăng ít nhất là 30% so với giá khởi điểm, có những khu vực, giá trúng đấu giá cao gấp 2 - 2,4 lần so với giá khởi điểm.

Đấu giá hay không đấu giá? (ảnh minh họa)

Đấu giá hay không đấu giá? (ảnh minh họa)

Đáng tiếc, trong 13 năm thực hiện cơ chế đấu giá được quy định tại luật Khoáng sản 2010, ở T.Ư chỉ có 10/441 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp thông qua đấu giá, chiếm 2,2%. Ở địa phương, chỉ 827/5.200 giấy phép được cấp ở 63 tỉnh, thành thông qua đấu giá, đạt 14,8%. Ngân sách nhà nước có thể đã mất hàng nghìn tỉ đồng với hàng nghìn giấy phép được cấp theo kiểu xin - cho trong thời gian qua.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh nói dù quan điểm là đấu giá tối đa để tăng thu ngân sách, bộ này buộc phải cấp phép thay vì đấu giá vì đây là những khu vực Chính phủ quy định không đấu giá. Thực tế, Nghị định 158 năm 2016 của Chính phủ chỉ quy định 7 tiêu chí khoanh định khu vực khoáng sản không đấu giá. Trước đó, Bộ TN-MT đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định 203 năm 2014 phê duyệt khu vực khoáng sản không đấu giá. Và danh mục này tiếp tục được Bộ TN-MT trình bổ sung sau đó. Đối chiếu các quy định này vào thực tiễn, theo các chuyên gia, có tới hơn 90% số mỏ khoáng sản không thực hiện đấu giá, tức là chỉ cấp phép.

Đây là lý do chính khiến cơ chế đấu giá khai thác khoáng sản không đạt được mục tiêu trong 13 năm qua, dù ai cũng thấy được các lợi ích của nó. Nhưng đáng ngại hơn là dự thảo luật Địa chất và Khoáng sản đang được Quốc hội thảo luận, sẽ thay thế luật Khoáng sản 2010, lại đang luật hóa các quy định từ Nghị định 158 với các quy định rộng và khái quát hơn. Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) khi thảo luận dự luật này đã khẳng định: nếu không có sự thay đổi căn bản các quy định hiện hành thì sẽ khó có thể chuyển mạnh sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản như mong muốn được.

Bộ trưởng TN-MT Đặng Quốc Khánh, trước Quốc hội, thừa nhận cần rà soát lại các quy định tại Nghị định 158 để Chính phủ chỉ quy định không đấu giá với những khu vực khoáng sản liên quan tới chiến lược, an ninh năng lượng của quốc gia. Tuy nhiên, để tạo nên sự thay đổi căn bản, để đấu giá tối đa, trước hết cần có sự thay đổi căn bản trong tư duy lập pháp để chấm dứt những tác động của lợi ích cục bộ hay lợi ích nhóm.

Một quy định minh bạch, chặt chẽ ngay trong luật, tránh giao việc quy định chi tiết cho Chính phủ và các bộ, ngành, đồng thời tránh tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu, là cách duy nhất để thực hiện mục tiêu mở rộng việc đấu giá, chấm dứt cấp phép kiểu xin - cho trong khai thác khoáng sản.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.