Giá, lạm phát và lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 1/7, hơn 3 triệu cán bộ hưu trí được lĩnh lương hưu mới sau khi quyết định tăng lương cơ bản có hiệu lực.

Cầm món tiền trên tay hay mở tài khoản ra kiểm tra, nhiều người già về hưu nay không thể kìm được niềm vui sướng.

Với mức điều chỉnh lương trung bình 6%, tăng lương cơ bản đã lập tức kéo khoản tiền hưu trí mỗi tháng cho những người về hưu từ vài trăm tới cả vài triệu đồng.

Tại lần tăng lương này, sự thận trọng của các cấp ngành được kiểm soát tối đa với tâm điểm xoáy vào lưu ý, làm sao để không xảy ra tình cảnh tăng lương mà hàng hóa dịch vụ không tăng giá kiểu “té nước theo mưa”? Trên nghị trường, có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề: Những bài học về lương chưa tăng giá đã tăng còn hiện hữu. Chúng ta phải làm sao đừng để người dân không phải than vãn chưa điều chỉnh, lương tôi còn mua được 12 kg thịt bò, điều chỉnh tăng lương xong, giá thịt lên nhanh đến mức tính theo lương mới, chỉ còn mua được 10 kg.

Từ đầu năm tới nay, thông tin về thị trường vàng lên cơn sốt giá leo lên tới 92 triệu đồng/lượng, giá USD vọt lên ngưỡng 26.000 VND/USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,75% trong đó có phần nhiều vì giá dịch vụ y tế tăng, giá thịt lợn tăng, rồi những nhóm hàng hóa tiêu dùng khác tăng. Âu cũng là điều đáng ngại. Lương chưa tăng, giá đã tăng. Giá các mặt hàng trọng yếu phi mã đến mức, có những thời khắc đặc biệt, cơ quan quản lý phải can thiệp.

Theo tổng cục thống kê, tính từ năm 2009 đến 1/7/2024, mức lương cơ sở đã tăng khoảng 280%, lương tối thiểu vùng tăng khoảng 480%, trong khi CPI tăng khoảng 108%. “Như vậy sau 15 năm, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Điều này cho thấy, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người hưởng lương, tạo điều kiện cho người hưởng lương nâng cao năng suất lao động…”- Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Thu Oanh đánh giá. Tuy nhiên, vị đại diện này cũng thừa nhận, hiện tượng “té nước theo mưa” vẫn xảy ra cục bộ hoặc khi bị tác động hiệu ứng tăng giá đô-mi-nô của mặt hàng nào đó tăng.

Giải pháp “ngăn” những biến động hiệu ứng này sẽ là gì? Theo các chuyên gia, đối với việc tăng giá các hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước quản lý, thời điểm này, chúng ta không nên điều chỉnh nhiều loại giá cùng một thời điểm, đặc biệt không nên dồn vào cuối năm, là dịp nhu cầu tiêu dùng tăng cao vì khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm 2025. Cùng với đó, với tổng số tiền lương tăng đưa thêm khoảng hơn 15 ngàn tỷ ra nền kinh tế, các kênh điều vốn khác cho sản xuất như ngân hàng, đầu tư công, chính sách tiền tệ và tài khóa phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Có như vậy mới kỳ vọng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời, không để hiệu ứng tăng lương, tăng giá có cơ hội “quẫy đạp”, gây khó (?!)

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.