Nới dần từng bước, kiểm soát rủi ro

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

“Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch”. Đó là trao đổi của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, với báo chí bên lề cuộc làm việc với quận 7 về tình hình kiểm soát dịch Covid-19 vào ngày 5-9.

Sau 3 tháng (kể từ ngày 31-5), người dân và doanh nghiệp (DN) của thành phố đã dần thích nghi với trạng thái dịch bệnh thường trực. Trong quá trình đó, người dân đã điều chỉnh hành vi tự bảo vệ mình, đồng thời nhiều DN xây dựng được phương án sản xuất an toàn ngay giữa đại dịch. Một số quận huyện đã lên kế hoạch kiểm soát dịch bệnh và mở cửa lại đời sống xã hội, kinh tế trong điều kiện có dịch làm mục tiêu quan trọng cần đặt ra.

TPHCM đang chuẩn bị một cách cẩn trọng, linh động và bài bản lộ trình nới dần từng bước, kiểm soát rủi ro nhằm nỗ lực đưa trở lại hoạt động quản lý nhà nước, phục hồi sản xuất kinh doanh, mở cửa đời sống xã hội. Điều đáng nói, lộ trình này không “bước đi” trên những ý chí lạc quan “tếu” hay ý muốn của bất cứ cá nhân nào mà nó là sự thống nhất, đồng bộ với một kế hoạch chi tiết ứng phó với tình hình dịch bệnh - xã hội cụ thể trên từng địa bàn quận huyện cũng như chú trọng vào việc xử lý nhanh các rủi ro có thể xảy ra.

Vì thế, để sống trong điều kiện có dịch, “chúng ta cần phải có vaccine, thuốc và ý thức, thói quen tốt… để trang bị, giúp mỗi người dân trở thành chiến sĩ chiến đấu để chống dịch”- người đứng đầu Đảng bộ TPHCM đã xác định. Đó là lý do khi quận 7 và huyện Củ Chi được chọn làm thí điểm thì ngoài những tiền đề ban đầu, việc thành phố tập trung vaccine, thuốc và hệ thống y tế để hai địa phương này đủ điều kiện mở lại hoạt động sản xuất - kinh doanh, là cực kỳ quan trọng.

Rõ ràng, sự biến đổi, sức sinh sản, lây lan mạnh của biến chủng Delta đã tấn công mọi thành trì phòng chống dịch ở hầu khắp các quốc gia, và Việt Nam không là ngoại lệ. Do đó, để tiến tới “sống chung với virus SARS-CoV-2” trong tính bất định cao, đòi hỏi một sự đảm bảo về độ phủ vaccine trong toàn dân cũng như hình thành một thói quen, tập quán mới với tinh thần mỗi người dân tự bảo vệ mình, mỗi doanh nghiệp tự chủ động, tìm cách thức mới trong sản xuất, đầu tư, phân phối, khai thác thị trường…

Về mặt quản trị nói chung, chúng ta cần đặt ra những điểm mốc để tính toán và nỗ lực hoàn thành. Nhưng về mặt thực tế khách quan của diễn biến dịch bệnh, chính các chỉ số dữ liệu dịch tễ mới là căn cứ để chúng ta quyết định lộ trình nới lỏng hay giữ nguyên giãn cách xã hội, tiến dần đến “sống chung với virus”, thích nghi với điều kiện “bình thường mới”.

Dứt khoát, TPHCM không để bị động và buộc phải “thúc thủ” trước bất cứ tình huống phát sinh nào. Hay nói cách khác, chúng ta đang và sẽ quen dần với những biến đổi từ môi trường sống, cách thức sinh hoạt, phương thức sản xuất và cả ý thức phòng vệ từ chính bản thân mỗi người, tương tác với cộng đồng để tồn tại, phát triển trong giai đoạn mới.

TS TRƯƠNG MINH HUY VŨ - Đại học Quốc gia TPHCM
(Dẫn nguồn SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.