Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Hầu như ngày nào đi làm, tôi cũng bắt gặp khuôn mặt đen nhẻm của 3 đứa trẻ đứng xin tiền và bán vé số ở ngã tư đường dẫn xuống cầu Tân Thuận và Nguyễn Văn Linh ở quận 7. Dừng xe chờ đèn đỏ, tôi và số ít người cũng cho những đứa trẻ này tiền khi chúng chạy tới cạnh rồi chìa chiếc mũ ra. Công việc của những đứa trẻ khoảng 5-10 tuổi này không kể giờ giấc và địa điểm cố định, chúng chỉ cần tiền, miễn là xin được tiền. Có hôm tôi thấy chúng xuất hiện ở góc đường Nguyễn Văn Linh nhưng trưa hôm sau lại thấy chúng ở khu vực ngã tư đường Nguyễn Thị Thập và Lê Văn Lương. Dưới cái nắng như đổ lửa chúng thậm chí quỳ rạp người giữa đường, hai tay đưa cao chiếc mũ quá đầu để tìm tình thương của người đi đường.

Tiền Phong đăng loạt bài “Bí mật phía sau những đứa trẻ ăn xin”. Đọc xong chắc cũng cảm thấy chạnh lòng, không biết tuổi thơ của những đứa trẻ ấy sẽ ra sao khi ngày ngày dầm mưa dãi nắng ở ngoài đường, trở thành “phương tiện” cho cha mẹ và những người “chăn dắt” kiếm tiền. Tương lai của các em ngày mai sẽ ra sao khi không được ba mẹ cho đến trường?

Tôi lại nhớ đến 2 câu thơ: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” của Bác Hồ trong bài thơ “Trẻ con” đăng trên báo Việt Nam Độc Lập ngày 21/9/1941. 83 năm trước, khi đất nước chưa giành được Độc Lập, Bác đã đặt sự quan tâm đến trẻ em, đến tương lai của thế hệ gánh vác trọng trách của dân tộc, Bác cũng nhắc nhở tất cả các bậc cha mẹ, những người lớn về tình thương yêu với trẻ em, quan tâm đến trẻ từ ăn ngủ đến học hành… Hai câu thơ ấy cũng nhắc nhở chúng ta phải biết nâng niu, bảo vệ để hàng triệu ‘búp trên cành” ấy mãi luôn tươi tốt.

Chúng ta càng tự hào hơn vì Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên nói về quyền trẻ em gồm quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Vậy nhưng, đâu đó Quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ. Những đứa trẻ hồn nhiên bỗng dưng trở thành “cái bang” phải đi ăn xin, thậm chí hằng đêm được người lớn đưa đến các quán nhậu để biểu diễn thổi lửa xin tiền thực khách vẫn diễn ra ở nhiều nơi…

Bất chấp những hệ lụy, “chăn dắt” người già và trẻ con đi bán vé số, ăn xin ở các thành phố lớn vẫn tung hoành. Phải chăng mức xử phạt hành chính cho các hành vi ngược đãi, bóc lột trẻ em hiện nay là chưa đủ sức răn đe? Thực tế, Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định: người nào ngược đãi, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi như tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng… xem ra số tiền phạt này chẳng thấm vào đâu với hàng chục trẻ đi ăn xin mỗi ngày dưới sự “chăn dắt” của người lớn.

Những bậc cha mẹ, những người “chăn dắt” vẫn ngồi trong bóng mát quan sát những đứa trẻ lem luốc đi lại ngửa mũ xin tiền, chắc họ chưa bao giờ nhận ra tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ về đâu?

Theo Ngọc Lâm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.