Dự án cao tốc Dầu Giây-Tân Phú sẽ lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 1/2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây-Tân Phú được đầu tư sẽ tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển Vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Một nút giao tại Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Một nút giao tại Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Thăng Long, Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây-Tân Phú đã phát hành hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự kiến ngày 7/1/2025, công tác mở thầu sẽ được thực hiện.

“Thời gian chấm thầu diễn ra trong khoảng 20 ngày, tuỳ thuộc vào số lượng nhà đầu tư quan tâm tham gia. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, các thủ tục tiếp theo sẽ được thực hiện để ấn định thời gian khởi công chính thức," đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công-tư (PPP).

Dự án có tổng chiều dài hơn 60km. Điểm đầu tại Km0+000 khu vực nút giao với Quốc lộ 1, kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối tại Km60+243,83 (cuối nút phạm vi giao với Quốc lộ 20), kết nối với Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai)-Bảo Lộc (Lâm Đồng), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 8.981 tỷ đồng. Trong đó, vốn do nhà đầu tư huy động khoảng hơn 7.681 tỷ đồng. Vốn Nhà nước tham gia dự án khoảng 1.300 tỷ đồng. Công trình này dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác vận hành từ năm 2027. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án được tính toán là 18 năm 2 tháng 11 ngày.

Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây-Tân Phú là mảnh ghép quan trọng trên tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương. Dự án được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20, góp phần khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh-Dầu Giây-Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và Vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Dự án cũng sẽ tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển Vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.