Coi chừng gần 500 tỉ đồng chống ngập trôi đi, nước ở lại nhà dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh 18 năm qua chưa bao giờ hết ngập, cứ mưa xuống là ngập. Tiền cho cho sửa chữa đường và chống ngập cứ mất hút xuống các ống cống, chỉ còn nước là vẫn cứ lì ra đó không chịu thoát.
Hàng ngàn người dân TPHCM vất vả lội nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 3.6. Ảnh: Minh Quân
Hàng ngàn người dân TPHCM vất vả lội nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 3.6. Ảnh: Minh Quân
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đang được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư dự án), khẳng định khi cải tạo, nâng cấp xong thì đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập. Bởi với 2 cửa xả ra kênh Văn Thánh (không bị tác động bởi triều cường) sẽ thoát nước tốt.
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu, con đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập. Dân cũng không nhớ nổi đã có bao nhiêu lời hứa rằng đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập.
Nhưng có một câu trên báo chí, bao nhiêu năm qua, dân vẫn nhớ như in, đó là: "Tất cả đều thoát, trừ nước".
Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,7km (Q.1 - Q.Bình Thạnh, TP.HCM), khởi công năm 1997 và đưa vào sử dụng năm 2002. Ngay sau đó, đường bị lún sụt, ngập nước gây kẹt xe kéo dài suốt 18 năm qua. Tiền đổ vào con đường này cứ như muối bỏ biển, dân vẫn cứ khổ sở, không chỉ người đi trên đường, mà ngồi trong nhà cũng khổ vì ngập.
Một dự báo đầy lo lắng, nếu đúng như lời hứa, năm 2021 đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập vì đường được nâng cao. Nhưng lúc đó, nước có chịu thoát theo cống không, hay lại thoát vào nhà dân. Bởi vì, mặt đường được nâng từ 0,3m đến 0,5m, có nơi phải nâng lên đến 1,2m.
Nếu như vậy thì gần 500 tỉ đồng chống ngập theo cống trôi đi mất, còn nước ở lại nhà dân. Thế là, 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm và 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm sẽ trở thành hầm chứa nước hoặc bể bơi.
Không thể thực hiện một phương án chống ngập thoát nước từ đường vào nhà dân được.
Chẳng lẽ dân phải xây lại nhà cho cao hơn mặt đường, và nếu vậy thì nhà nước lại xây đường cao hơn nhà dân, một vòng luẩn quẩn vì nước không chịu thoát.
Cần tính toán thật kỹ lưỡng để thực hiện dự án chống ngập lần này có hiệu quả, để rốn ngập Nguyễn Hữu Cảnh không còn ngập, đường không ngập và nhà dân cũng khô ráo.
Đừng xài xong gần 500 tỉ đồng lần này, rồi lại tiếp tục xài thêm những khoản tiền khác để chống ngập. Dân đã quá khổ vì ngập lụt, lại còn khổ thêm vì gánh nặng tiền bạc. Tiền nào rồi cũng của dân, có đi vay vốn nước ngoài cuối cùng dân cũng còng lưng ra trả.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.