Coi chừng gần 500 tỉ đồng chống ngập trôi đi, nước ở lại nhà dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh 18 năm qua chưa bao giờ hết ngập, cứ mưa xuống là ngập. Tiền cho cho sửa chữa đường và chống ngập cứ mất hút xuống các ống cống, chỉ còn nước là vẫn cứ lì ra đó không chịu thoát.
Hàng ngàn người dân TPHCM vất vả lội nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 3.6. Ảnh: Minh Quân
Hàng ngàn người dân TPHCM vất vả lội nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 3.6. Ảnh: Minh Quân
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đang được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư dự án), khẳng định khi cải tạo, nâng cấp xong thì đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập. Bởi với 2 cửa xả ra kênh Văn Thánh (không bị tác động bởi triều cường) sẽ thoát nước tốt.
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu, con đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập. Dân cũng không nhớ nổi đã có bao nhiêu lời hứa rằng đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập.
Nhưng có một câu trên báo chí, bao nhiêu năm qua, dân vẫn nhớ như in, đó là: "Tất cả đều thoát, trừ nước".
Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,7km (Q.1 - Q.Bình Thạnh, TP.HCM), khởi công năm 1997 và đưa vào sử dụng năm 2002. Ngay sau đó, đường bị lún sụt, ngập nước gây kẹt xe kéo dài suốt 18 năm qua. Tiền đổ vào con đường này cứ như muối bỏ biển, dân vẫn cứ khổ sở, không chỉ người đi trên đường, mà ngồi trong nhà cũng khổ vì ngập.
Một dự báo đầy lo lắng, nếu đúng như lời hứa, năm 2021 đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập vì đường được nâng cao. Nhưng lúc đó, nước có chịu thoát theo cống không, hay lại thoát vào nhà dân. Bởi vì, mặt đường được nâng từ 0,3m đến 0,5m, có nơi phải nâng lên đến 1,2m.
Nếu như vậy thì gần 500 tỉ đồng chống ngập theo cống trôi đi mất, còn nước ở lại nhà dân. Thế là, 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm và 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm sẽ trở thành hầm chứa nước hoặc bể bơi.
Không thể thực hiện một phương án chống ngập thoát nước từ đường vào nhà dân được.
Chẳng lẽ dân phải xây lại nhà cho cao hơn mặt đường, và nếu vậy thì nhà nước lại xây đường cao hơn nhà dân, một vòng luẩn quẩn vì nước không chịu thoát.
Cần tính toán thật kỹ lưỡng để thực hiện dự án chống ngập lần này có hiệu quả, để rốn ngập Nguyễn Hữu Cảnh không còn ngập, đường không ngập và nhà dân cũng khô ráo.
Đừng xài xong gần 500 tỉ đồng lần này, rồi lại tiếp tục xài thêm những khoản tiền khác để chống ngập. Dân đã quá khổ vì ngập lụt, lại còn khổ thêm vì gánh nặng tiền bạc. Tiền nào rồi cũng của dân, có đi vay vốn nước ngoài cuối cùng dân cũng còng lưng ra trả.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.