Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại buổi làm việc mới đây về triển khai các nhiệm vụ năm học 2024-2025 giữa Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TPHCM, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã “đặt hàng” ngành giáo dục và đào tạo TPHCM thí điểm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Trong đó, việc triển khai quan tâm các giải pháp về nguồn lực, cơ sở vật chất để phát huy hiệu quả của giảng dạy ngoại ngữ, hướng đến mục tiêu hội nhập quốc tế.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu, TPHCM có nhiều điều kiện thuận lợi đối với việc triển khai dạy ngoại ngữ. Từ năm học 1998-1999, thành phố đã triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường. Chương trình sử dụng giáo trình nước ngoài với nội dung sinh động, lôi cuốn, hướng đến mục tiêu giúp học sinh thi lấy chứng chỉ quốc tế. Sau 10 năm triển khai, chương trình đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chiến lược phát triển dạy và học tiếng Anh trên địa bàn TPHCM, thể hiện qua Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TPHCM” (ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-UBND của UBND TPHCM ngày 31-1-2012).

Tháng 11-2014, UBND TPHCM tiếp tục ban hành Quyết định số 5695/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” tại các trường công lập trên địa bàn TPHCM. Tính đến cuối năm học 2023-2024, toàn thành phố có hơn 40.000 học sinh đang theo học. Chương trình được giảng dạy bởi 100% giáo viên nước ngoài và đang nhận được sự ủng hộ, đồng hành rất lớn của phụ huynh học sinh. Kết quả khả quan của Đề án 5695 là một trong những tiền đề quan trọng giúp TPHCM “tiến” thêm một bước là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thành phố đang chịu áp lực lớn về sĩ số học sinh/lớp, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM Hồ Tấn Minh đề xuất một kế hoạch đầu tư toàn diện dựa trên nền tảng công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố. Theo đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ tại các trường học cần được ưu tiên hàng đầu. Song song đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông.

Ngoài ra, trường học tăng cường tham gia các hoạt động giáo dục có yếu tố quốc tế như chương trình trao đổi văn hóa trực tuyến, khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi quốc tế nhằm giúp các em làm quen với việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập.

Theo MINH TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện Người Gia Lai số 39:

Short video Chuyện Người Gia Lai số 39: Người trẻ và hành trình định nghĩa lại giá trị cà phê

(GLO)-Nguyễn Thị Thanh Tâm đã chọn con đường ít người đi: biến cà phê Gia Lai thành "đặc sản" mang thương hiệu quê hương. Không chỉ là khởi nghiệp, đó còn là hành trình chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Cùng lắng nghe Chuyện Người Gia Lai số 39 để cảm nhận trọn vẹn niềm đam mê ấy.

Short video Chuyện Người Gia Lai số 38: Hồi ức một thời hoa lửa ở Pleiku

Short video Chuyện Người Gia Lai số 38: Hồi ức một thời hoa lửa ở Pleiku

(GLO)- Podcast Chuyện Người Gia Lai số 38 mời bạn đồng hành cùng cựu chiến binh Triệu La Phương-người từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Qua lời kể mộc mạc, sâu sắc; ông đưa chúng ta trở lại một thời hào hùng của dân tộc, nơi hòa bình được đánh đổi bằng cả tuổi xuân và máu xương.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.