Thương mại Việt - Mỹ nhìn từ dự phóng tiềm năng TPHCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nam miền Nam

Tìm hiểu về những dự phóng và thách thức trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là từ TPHCM.

Trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai diễn ra sáng 22-9 ở trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài phát biểu của mình đã đưa ra đề nghị “tăng cường đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các giải pháp để phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh “Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người”.

Tròn 1 năm kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành là Đối tác Chiến lược toàn diện, Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ. Trong đà sụt giảm chung của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như đồ gỗ nội thất, giày dép, quần áo... thì trong tốp 15 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng dương lại là các ngành như máy móc, thiết bị quang học, đo lường y tế; máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa... Điều này lý giải phần nào cho những dự phóng tiềm năng mà các “ông lớn” công nghệ Hoa Kỳ đã và đang hướng đến Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Một thống kê khả quan trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa TPHCM và Hoa Kỳ đã phục hồi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 6,76 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 5,06 tỷ, tăng 35,9% và kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 1,7 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp công nghệ từ Hoa Kỳ đã đến TPHCM và nhiều tỉnh, thành khảo sát việc đầu tư, mở rộng đầu tư...

Tuy nhiên, trên bình diện chung, cả ở tầm quốc gia và địa phương thì Việt Nam - TPHCM cần đặc biệt lưu tâm đến giải pháp căn cơ, bền vững với vấn đề thâm hụt thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy thương mại công bằng mà Hoa Kỳ đang chuyển hướng ngày một cứng rắn với các nước đối tác, trong đó có chúng ta - một trong số 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.

Ngay cả trong lĩnh vực hợp tác mới là công nghệ bán dẫn thì vẫn có một độ vênh nhất định so với định hướng của Hoa Kỳ. Cụ thể, Hoa Kỳ mạnh về hoạt động nghiên cứu và thiết kế về bán dẫn; Việt Nam lại có lợi thế về lắp ráp và kiểm thử bán dẫn. Chính sự thiếu kết nối trên đã khiến nhiều nhà đầu tư bán dẫn Hoa Kỳ không chọn Việt Nam là địa điểm đặt nhà máy. Đó là chưa kể sự liên kết giữa các đại học Việt Nam với các cơ sở đào tạo nước ngoài về lĩnh vực bán dẫn vẫn còn hạn chế (việc này chúng ta nên nghiên cứu thêm kinh nghiệm của lãnh thổ Đài Loan và Nhật Bản). Khung pháp lý liên quan đến vấn đề bản địa hóa dữ liệu hay thúc đẩy phát triển ngành năng lượng xanh, năng lượng sạch của Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, thiếu hoàn thiện.

Do đó, các nỗ lực hành động dưới quan điểm nhất quán, mạnh mẽ và nhân văn của Việt Nam cần tính đến cả chính sách quản lý rủi ro toàn diện với Hoa Kỳ, nhất là trong thương mại song phương. Việt Nam cần tăng cường kết nối với chính quyền cấp bang tại Hoa Kỳ, đồng thời có chính sách phát triển và quản trị đầu tư trong nội địa hiệu quả; tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong hoạt động hải quan, cấp giấy phép hoạt động, vấn đề giao đất, cho thuê đất, thủ tục xây dựng triển khai dự án đầu tư; dỡ bỏ các rào cản về hành chính trong lĩnh vực giáo dục, nhất là vấn đề kết nối với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

Theo NGUYỄN QUÂN CÁT (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.