Cần khôi phục môi trường diễn xướng của cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 1-12, tại TP Pleiku, Viện Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) quốc gia Việt Nam phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học để nhìn nhận, đánh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018.
Dự hội thảo có bà Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học cả nước. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn-Viện trưởng Viện VHNT quốc gia và ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chỉ trì hội thảo. 
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Từ khi được UNESCO tôn vinh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, suốt những năm qua, 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai rất nhiều giải pháp để khôi phục, bảo tồn giá trị của di sản đặc biệt này. Hiện 5 tỉnh đã và đang lưu giữ được trên 10 ngàn bộ cồng chiêng, trong đó Gia Lai chiếm phân nửa với hơn 5 ngàn bộ. 
Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp qúy giá của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhằm nhận diện cơ hội, thách thức của công tác bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay; đánh giá quy trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo chương trình hành động của 5 tỉnh. Hội thảo cũng phân tích vai trò quản lý của nhà nước, cộng đồng cư dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng, nhất là trong mối quan hệ với phát triển kinh tế-xã hội, du lịch ở Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn. 
Nhà nghiên cứu Linh Nga Niek Dăm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhà nghiên cứu Linh Nga Niek Dăm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Theo các nhà khoa học, trước hết cần khôi phục môi trường diễn xướng của cồng chiêng, đó là không gian buôn làng; đồng thời chăm lo đội ngũ nghệ nhân, cần khuyến khích, đãi ngộ xứng đáng, tạo điều kiện để những “báu vật nhân văn sống” này truyền dạy văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, để tạo ra dòng chảy kế thừa, cồng chiêng cần được trao truyền dưới mọi hình thức, trong đó có hoạt động đưa cồng chiêng vào trường học, nhất là các trường dân tộc nội trú; cần tổ chức các hoạt động để vinh danh không gian văn hóa cồng chiêng, trong đó festival là một trong những hoạt động thiết thực....
Một vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học lưu tâm hiện nay, đó là bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng cần hiểu đúng về giá trị di sản này, một số địa phương đã có những sự ngộ nhận dẫn đến lệch hướng trong công tác bảo tồn, điều này là rất nguy hại đối với di sản. 
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.