Để không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên "cất cánh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ tháng 11-2005. Từ đó đến nay, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa cồng chiêng.
Không để cồng chiêng “chảy máu”
Ông Nay Phai, trú tại thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, Gia Lai) là nghệ nhân chỉnh chiêng và dạy đánh chiêng nổi tiếng không chỉ ở Gia Lai mà cả Tây Nguyên. Ông theo nghề từ nhỏ, rong ruổi khắp các buông làng Tây Nguyên với một niềm đam mê mãnh liệt. Nhưng cũng tại đây, ông chứng kiến nhiều cảnh đau lòng, đó là hiện tượng “cồng chiêng chảy máu”. “Trước đây, người ta bán những chiếc cồng, chiếc chiêng như bán đồ nhôm nhựa, cồng chiêng cũng được đưa ra làm máng cho gia súc ăn hoặc vất ở một xó nhà. Bọn trẻ thì gần như không ai còn biết đánh chiêng. Thấy vậy, tôi về nhà bán bò mang tiền theo, thấy ai bán chiêng là mua ngay. Tôi đã bán 30 con bò để mua chiêng, giờ tôi có 10 bộ cồng chiêng cổ rất quý” - Nghệ nhân Nay Phai tâm sự.
Đội cồng chiêng xã Ia Kla (huyện Đức Cơ) biểu diễn trong lễ truy điệu liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Capuchia. Ảnh: Sơn Tùng
Đội cồng chiêng xã Ia Kla (huyện Đức Cơ) biểu diễn trong lễ truy điệu liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Capuchia. Ảnh: Sơn Tùng
Ở Gia Lai không chỉ có nghệ nhân Nay Phai mà có hàng trăm người khác sẵn sàng làm tất cả để giữ lại cồng chiêng cho buôn làng. Họ còn truyền cảm hứng cho dân làng, truyền dạy nghề chỉnh chiêng, đánh chiêng cho giới trẻ. Nhờ vậy, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mới được bảo tồn, phát huy trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang lưu giữ khoảng 10.000 bộ cồng chiêng, trong đó, Gia Lai là tỉnh có nhiều bộ cồng chiêng nhất với gần 6.000 bộ. Các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa bản địa cũng được phục dựng, bảo tồn, tiêu biểu như lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Sử thi của người Ba Na ở huyện Đắk Đoa, Đắk Pơ, Kbang, Kông Chro được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhưng khi khảo sát thực tế, chúng tôi thấy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn đứng trước nhiều nguy cơ mai một. Đó là sự thay đổi nhanh chóng về điều kiện tự nhiên, xã hội ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng làm mất dần không gian và sự linh thiêng của cồng chiêng. Nhiều lễ hội bị quên lãng hoặc bị thương mại hóa, giới trẻ tiếp xúc và chạy theo nhiều luồng văn hóa, còn rất ít người đam mê với âm nhạc cồng chiêng…
Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng phải bắt đầu từ làng
Ông Phan Xuân Vũ- Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai thường xuyên chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Năm 2009, Gia Lai đã tổ chức thành công Festival cồng chiêng quốc tế và tháng 11 tới đây là Festival cồng chiêng Tây Nguyên với sự tham gia của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Trong nhiều năm nay, các xã tổ chức liên hoan cồng chiêng 1 năm 1 lần, cấp huyện, thị xã, thành phố 2 năm tổ chức một lần. 100% trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chương trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa về chỉnh chiêng và đánh cồng chiêng. 
Ảnh: Sơn Tùng
Ảnh: Sơn Tùng
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống của người đồng bào DTTS bản địa từ khi sinh ra cho đến lúc về với tổ tiên. Theo nghệ nhân Nay Phai, muốn muốn bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phải bắt đầu từ làng và cộng đồng các DTTS - những chủ nhân sáng tạo ra âm nhạc cồng chiêng. Vì ngoài yếu tố văn hóa, cồng chiêng còn có yếu tố tâm linh, đánh cồng chiêng không chỉ là nghệ thuật biểu diễn đơn thuần mà nó gắn bó chặt chẽ với những nghi lễ, tín ngưỡng của người DTTS Tây Nguyên trong gia đình và buôn làng của họ.
Cồng chiêng phải được sống trong không gian của nó, đó là một quần thể gắn kết chặt chẽ với nhau bao gồm cả làng, nhà rông, các lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng…, đánh cồng chiêng ở không gian làng khác với đánh cồng chiêng trên sân khấu hay ở phố thị. Bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phải bảo tồn cả những giá trị văn hóa lâu đời của các cộng đồng DTTS Tây Nguyên. Đó cũng chính là đích đến của Festival cồng chiêng Tây Nguyên sắp tới. Theo ông Phan Xuân Vũ, Festival cồng chiêng Tây Nguyên lần này sẽ hướng về cộng đồng, bao gồm các lễ hội đường phố, phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa; sinh hoạt văn nghệ dân gian như diễn xướng sử thi Tây Nguyên, hát dân ca; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; triển lãm ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên… với không gian trải rộng trên nhiều địa phương và chủ thể chính là cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.  
Sơn Tùng

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.